Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
620 lượt xem

Cà Mau: Cho tôm cua kết đôi dưới tán rừng ngập mặn, người lãi tiền tỷ, người xây biệt thự to đùng

Với nỗ lực của bản thân, khi nhà nước chuyển dịch chuyển từ vùng trồng lúa sang nuôi tôm và nuôi tôm dưới tán rừng, gia đình ông dần dần khá lên.

Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng ngập mặn đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên giàu có, điển hình như ông Trần Hoàng Thái, huyện Cái Nước(Cà Mau) và gia đình ông Lê Minh Luân, huyện Đàm Dơi (Cà Mau) có doanh thu lên tới cả tỷ đồng.

Gia đình ông Lê Minh Luân ở xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), có 2,8ha đất nuôi tôm – cua kết hợp và thả xen cua trong vuông tôm quanh năm. Cứ 2 tháng ông Luân lại thả thêm khoảng 3.000-4.000 con cua giống.

Cách nuôi này giúp gia đình lời khoảng 200 triệu đồng/năm, trong đó cua chiếm khoảng 40% giá trị. Ông Luân cho biết: “Tôi thả cua khoảng 3 tháng là tuyển bắt cua đực trước, còn cua cái phải đợi đủ gạch nên lâu hơn, khoảng 5 tháng mới thu hoạch. Quá trình thả nuôi chỉ cần đạt đầu con khoảng 35% là có lời”.

Hiện nay, không chỉ gia đình ông Luân mà 15 thành viên trong Tổ hợp tác số 5 ở xã Tân Hưng đều có nguồn thu đều đặn từ con cua, với khoảng 20-30 triệu đồng/ha/năm. Thuận lợi của người nuôi tôm – cua kết hợp là bớt được chi phí, tốn ít công chăm sóc hơn. Khi thả nuôi cua, người nuôi chú trọng gia cố bờ bao chắc chắn, vì cua có tập tính chịu rúc nên nếu bờ bao bị mọi, chúng sẽ đi. Cứ 3-4 ngày mới cho cua ăn 1 lần, thức ăn là cá phi sống phổ biến dưới vuông tôm.

Cũng chọn nuôi tôm cua dưới tán rừng để phát triển kinh tế, Ông Trần Hoàng Thái, Bí thư Chi bộ ấp Phú Nhuận, xã Nguyễn Huân huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) có thu nhập 1 tỷ đồng/năm.

Ông Thái là Bí thư Chi bộ ấp Phú Nhuận nhiệt tình, hăng say trong công việc, còn là một nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với mô hình nuôi tôm chuyên canh và nuôi tôm dưới tán rừng.

Gia đình ông Trần Hoàng Thái là một trong những gia đình gương mẫu, các con của ông đều thành đạt, nhà cửa khang trang.

Xuất thân trong gia đình cần cù, chịu khó làm ăn, tiếp nối truyền thống của cha mẹ khi lập gia đình ông rất chăm chỉ, chịu thương chịu khó và đã có được 8,7 ha đất. Nhưng lúc đó làm lúa, lại nuôi 8 người con ăn học, nên gia đình không dư nhiều, chỉ tạm đủ lo cho các con ăn học.

Với nỗ lực của bản thân, khi nhà nước chuyển dịch chuyển từ vùng trồng lúa sang nuôi tôm và nuôi tôm dưới tán rừng, gia đình ông dần dần khá lên.

Khi mới bắt đầu làm vuông tôm, mỗi nước xổ tôm, mỗi đêm ông thu hoạch mấy vỏ lãi tôm, cua, cá. Lúc đó giá tôm, cua, cá các loại đều rẻ, không đắt như bây giờ, nhưng bù lại giá vàng lúc đó cũng rẻ, chỉ vài trăm nghìn đồng 1 chỉ vàng.

Mỗi khi bán tôm, cua có tiền là ông Thái mua vàng tích lũy, lâu ngày ông dành dụm sang thêm đất của những hộ lân cận và mở rộng diện tích nuôi tôm, nuôi cua. Hiện nay ông có 30 ha “nuôi tôm dưới tán rừng” và 15 ha đất nuôi tôm chuyên canh.

Nhờ có thời gian nuôi cua, nuôi tôm khá lâu, rút ra nhiều kinh nghiệm, cộng thêm ông tìm hiểu khoa học kỹ thuật trên sách báo, qua công nghệ thông tin và một phần nhờ con ông (tốt nghiệp đại học ngành thủy sản) hướng dẫn thêm, ông Thái càng giữ vững lòng tin trong việc cải tạo nuôi tôm chuyên canh, nuôi tôm dưới tán rừng. Từ đó, mỗi năm gia đình ông có thu nhập khoảng 3,5 tỷ đồng, trừ chi phí còn lại lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng.

Bài viết cùng chủ đề: