Chắc chắn rằng bậc cha mẹ nào cũng luôn mong mỏi có được một phương pháp giáo dục con cái chất lượng, hiệu quả lại vừa giúp kéo gần mối quan hệ với con cái hơn.
Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn 10 tư duy dạy con đỉnh nhất mọi thời đại, giúp việc giáo dục gia đình của bạn đạt hiệu quả cao.
1. Kỷ luật là tiền đề cơ bản của việc nuôi dạy con cái
Hầu hết bất kỳ ai khi vừa lên chức cha mẹ đều sẽ có rất nhiều lo lắng, áp lực. Tại sao dạy con mãi mà con không nghe? Bởi vì bạn dạy con cái một đằng, nhưng chính mình lại làm một nẻo.
Cha mẹ là bản gốc của con, và con cái là bản sao của cha mẹ. “Giáo dục bằng cách làm gương” quan trọng hơn là chỉ nói suông.
Muốn dạy con, trước hết phải dạy bản thân, nếu không, 99% việc giáo dục gia đình sẽ trở nên vô ích.
2. Ưu điểm là đòn bẩy lay chuyển nhược điểm
Trong tâm lý học, có một thuật ngữ được gọi là “hiệu ứng Rosenthal”. Nó có nghĩa là nếu bạn kỳ vọng mạnh mẽ cho một điều gì đó, thì điều mong muốn sẽ xảy ra.
Đặc biệt đối với giáo dục gia đình, nếu cha mẹ có kỳ vọng tốt và tin rằng con cái của họ có thể làm được, thì con cái nhất định sẽ không quá tệ. Tuy nhiên, có quá nhiều bậc cha mẹ rất keo kiệt những lời khen với con cái, họ sợ khen ngợi nhiều sẽ khiến chúng hư hỏng. Trong mắt chỉ có khuyết điểm của con, mà chẳng bao giờ chịu nhìn vào mặt tốt của con.
Nhưng điều duy nhất có thể thực sự thúc đẩy một người phát triển, đó là nhìn thấy được ưu điểm của người đó. Nếu muốn con thành tài, trước tiên cha mẹ cần phải tin rằng trẻ có thể làm được.
3. Hiện tại là nền tảng cho tương lai
Có quá nhiều bậc cha mẹ vì lo lắng về tương lai của con cái mà đặt áp lực lên chúng của hiện tại. Dưới áp lực và sự lo lắng của cha mẹ, con cái giống như chiếc bánh mì bị ép chặt, không thể co duỗi thoải mái cũng như không được cha mẹ đồng hành, quan tâm yêu thương. Theo thời gian thì mối quan hệ cha mẹ – con cái cũng sẽ ngày càng xấu đi.
Cách tốt nhất để xoa dịu nỗi lo lắng về tương lai là hãy tập trung vào hiện tại. Ngay cả hiện tại mà con trẻ còn phải sống một cách lay lất qua ngày như thế thì làm sao tương lai chúng có thể được tự do tung hoành.
Hãy cho trẻ không gian và sự bầu bạn, để trẻ cảm thấy rằng mình không đơn độc.
4. Bình đẳng là cầu nối của mọi nền giáo dục
Cha mẹ và con cái thường được định nghĩa là mối quan hệ cho và nhận. Cha mẹ lớn, con thì nhỏ.
Tuy nhiên, chưa ai từng hỏi một đứa trẻ rằng nó có muốn đến thế giới này không, có muốn bạn trở thành cha mẹ của nó hay không. Cha mẹ nuôi dạy con cái không phải là sự cho đi một chiều mà là sự hỗ trợ nhau cùng trưởng thành.
Hãy hạ địa vị cá nhân của bạn xuống, ngồi xổm xuống, tạo nên một trạng thái bình đẳng. Hãy tôn trọng trẻ em như một người lớn, làm vậy thì giáo dục mới đạt được chất lượng và hiệu quả cao.
5. So sánh là một sai lầm, hại trẻ hại mình
Trong giáo dục gia đình, “sự so sánh” giống như một thanh gươm vô hình, nó khuyến khích trẻ em vùng lên chống lại những gì tốt nhất.
Trên thực tế, so sánh là hành động đâm vào lòng tự trọng của đứa trẻ. Từ quan điểm của người lớn, so sánh có thể được xem là có tác dụng kích thích sự phát triển tích cực. Nhưng đối với những đứa trẻ chưa trưởng thành, trí tuệ và cái tôi chưa phát triển, sự quan tâm và động viên của cha mẹ mới chính là dưỡng chất nuôi dưỡng chúng.
Muốn con trở thành con ngoan trò giỏi thì trước hết bạn phải là một người cha người mẹ tốt. Cha mẹ nên vứt bỏ cách giáo dục so sánh và khuyến khích, động viên trẻ nhiều hơn.
6. Kiên nhẫn là món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái
Hãy kiên nhẫn trả lời những câu hỏi hơi ngây ngô của trẻ; hãy kiên nhẫn chờ đợi mỗi khi đối mặt với thói quen sinh hoạt chậm chạp của trẻ. Sản phẩm chất lượng cao cần thời gian để đánh bóng, những đứa trẻ ưu tú cũng cần được nuôi dưỡng một cách kiên nhẫn.
Hãy dẹp bỏ sự thúc giục mà chuyển sang trạng thái chờ đợi những bông hoa nở, đó là món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái của mình.
7. Cuộc sống là trường học tốt nhất cho trẻ em
Kiến thức thu được trong thực tế hữu ích và dễ hiểu hơn nhiều so với kiến thức thu được trong sách giáo khoa. Cuộc sống là trường học tốt nhất cho cuộc đời của một đứa trẻ. Cha mẹ chính là “giáo viên” trong ngôi trường này.
Sự khác biệt là:
Một số “thầy cô” sẽ ra đề rất đơn giản, để trẻ khỏi mắc công phải vắt óc suy nghĩ, sợ trẻ sẽ bị tổn thương khi thất bại; còn một số khác sẽ sẵn sàng trao lại toàn quyền cho con, để con trải qua những khó khăn, trắc trở, những lựa chọn khó ra quyết định trong cuộc sống. Những bậc cha mẹ thực sự hiểu về giáo dục thường sẽ đứng sau để dẫn dắt con cái hơn là lao về phía trước một cách mù quáng, che chắn cho trẻ khỏi mưa gió và thu dọn chướng ngại vật.
Vì họ biết họ không thể nào bảo vệ con mình mãi mãi, dù sao cũng sẽ có một ngày con bắt buộc phải tự đứng trên đôi chân của con.
8. Đam mê là tiền đề của mọi sự học
Bản chất của trẻ con là hiếu động và ưa thay đổi. Giáo dục không phải là nhồi nhét kiến thức vào đầu con trẻ, càng không phải hễ thấy cái gì có lợi cho tương lai của chúng là sẽ lập tức cho chúng đi học cái đó.
Cha mẹ thông minh sẽ biết tuân theo một nguyên tắc, đó là tôn trọng sở thích của con cái. Một khi có hứng thú thì sẽ có tình yêu và đam mê, và khi yêu một thứ gì đó, trẻ con sẽ cam kết trọn vẹn và toàn tâm đầu tư vào việc đó.
Việc ép buộc trẻ học những thứ mà trẻ không thích hoặc không muốn không những không đạt được kết quả mong muốn mà còn hủy hoại sự tự tin trong học tập của trẻ.
9. Giáo dục là kết quả của mối quan hệ cha mẹ – con cái
Nhìn thấy con hư hỏng, ngoài việc tức giận, các bậc cha mẹ chỉ còn cách “cầu cứu” khắp nơi, nhưng lại không biết rằng “thuốc giải” thực chất đã nằm trong tay của mình rồi.
Đằng sau những “hành vi xấu” của trẻ thường là “tiếng khóc trong lòng”. Khi những nhu cầu bên trong của trẻ không được đáp ứng trong một thời gian dài, theo bản năng, chúng sẽ tìm cách tự cứu lấy mình.
Tất cả nền móng của giáo dục đều được thiết lập trên một mối quan hệ tốt đẹp; kết quả của mọi sự giáo dục là kết quả của mối quan hệ cha mẹ – con cái.
Mối quan hệ càng tốt, con cái càng sẵn sàng tin tưởng cha mẹ, chấp nhận cha mẹ.
10. Sai lầm là một trợ thủ đắc lực của sự trưởng thành
Sai lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, dù là cha mẹ nào đi chăng nữa thì cũng không thể giáo dục con cái để chúng “không thể mắc sai lầm” được.
Nếu bạn sợ con bạn làm sai, bạn ngăn cản con bạn làm điều gì đó, thì hành vi đó của bạn đang hạn chế sự phát triển của trẻ. Phạm sai lầm là một quá trình học hỏi. Vì thế, hãy cho phép trẻ mắc lỗi, có sai rồi thì trẻ con mới có thể biết “đúng” là như thế nào.
- Hà Nội sẽ xây dựng Công viên khoa học công nghệ cao
- 3 chiêu ăn mặc thông minh giúp phụ nữ trung niên vừa sang lại thanh lịch
- Thanh Hóa: Mang cây ra quả đắt tiền về trồng, anh nông dân bị cho là “gàn”, khi thu tiền thì cả làng phục lăn
- An Giang: Triển vọng từ mô hình sản xuất giống lươn đồng theo hướng bán nhân tạo
- Nữ sinh Hải Dương V1 ‘kh;ủ;ng’ yêu bạn trai người Nhật và cái kết đắng sau 1 năm