Nuôi con thực sự là một hành trình gian khổ, cha mẹ luôn phải giữ vững tâm lý và học cách hành xử, có được đức tính tốt để giúp con cần bằng và duy trì được lối sống tích cực và đây năng lượng sống…
Nuôi con khôn lớn và thành đạt là mong muốn của bất kỳ bậc làm cha mẹ nào. Hãy rèn giũa bản thân và chú ý đến những điều sau sẽ giúp cho con phát triển toàn diện, cả về trí tuệ lẫn những đức tính tốt đẹp.
1. Luôn lạc quan, vui vẻ
Người lạc quan, yêu đời sẽ luôn biết cách làm thế nào để làm tiêu tan những suy nghĩ tiêu cực, không tùy tiện phát giận. Điều này rất quan trọng đối với trẻ.
Khi bạn không vui, không thể kiểm soát được tâm trạng của mình, cách tốt nhất là nên chia sẻ thật với con, không nên đổ lên đầu con. Đây là cách hành xử vừa khiến con trở thành người bạn của bạn, mà còn khiến con trưởng thành hơn, biết quan tâm, sẻ chia và nắm bắt được cảm xúc của người khác.
2. Tôn trọng quyền riêng tư của trẻ
Con dù lớn hay nhỏ đều cần có không gian riêng, và cha mẹ nên tôn trọng quyền riêng tư của con cái.
Đừng tùy tiện thâm nhập hay đào sâu vào những bí mật mà trẻ không muốn nói đến, như đọc nhật ký hay lục lọi cặp sách của con.
Nếu tâm sự là chuyện riêng tư của con, hãy tôn trọng con, không tự ý tiết lộ chuyện riêng tư, hay đề cập đến người khác.
3. Giữ lời hứa với con
Các mẹ nên nhớ giữ lời hứa, nhất là với con là rất quan trọng. Vì con thành thật hay giả dối, tất cả đều do phẩm chất làm cha mẹ này quyết định.
Làm cha mẹ, khi đã đồng ý với yêu cầu của con cái thì nên thu xếp thời gian để thực hiện lời hứa đó. Nhờ đó tạo được niềm tin trong lòng trẻ.
Ngược lại, nếu nuốt lời, trẻ sẽ vô tình học cách nuốt lời, thiếu trách nhiệm và áp dụng vào cuộc sống.
4. Ít phàn nàn, so sánh con mình với con người khác
Dù bạn có khó chịu đến đâu, đừng bao giờ so sánh con mình với đứa trẻ khác. Thay vào đó, hãy vui vẻ giúp con khám phá những khả năng tiềm ẩn, khuyến khích con sống thật và tự tin là chính mình.
Nếu cha mẹ thường xuyên phàn nàn, so sánh con mình với người khác chỉ khiến trẻ bị ám ảnh và ghen tị.
Người mẹ biết lắng ngheKhi con cái xảy ra mâu thuẫn với người khác hay với chính người thân trong nhà, cha mẹ nên trao đổi với con. Khi con cái gặp chuyện không vui, phiền não, cha mẹ nên học cách lắng nghe.
5. Biết lắng nghe con
Một người biết lắng nghe con cái chia sẻ, nói ra những suy nghĩ, tâm tư của mình sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giải tỏa những mâu thuẫn, căng thẳng mà con đang gặp phải. Khi trẻ lớn lên cũng sẽ biết cách kiên nhẫn lắng nghe người khác, cảm thông với người khác.
- Có nên mua căn nhà 4 tầng giữa trung tâm thành phố giá hơn 2 tỷ nhưng chưa có sổ đỏ?
- 5 nét đẹp của người phụ nữ có duyên ngầm, xinh đẹp bao nhiêu cũng không sánh bằng
- Cà Mau: Vợ chồng trẻ lãi 600 triệu đồng/năm nhờ bỏ phố về muối con ba khía đặc sản
- Món đồ thời bao cấp xưa các gia đình giữ rịt, cấm trẻ con động vào vì sợ hỏng, chỉ khách quý đến nhà mới mang ra dùng
- Sai lầm khi nghĩ người giàu xài tiền thoải mái: Kể cả triệu phú cũng phải học 7 quy tắc tiết kiệm