Nhiều cha mẹ thường có thói quen mắng con ngay trước mặt người khác khi con có hành động, cử chỉ không đúng ý bố mẹ.
Đơn giản vì bố mẹ nghĩ như vậy là cách dạy con, chứ bố mẹ không nghĩ việc mắng con trước người khác lại là phương pháp giáo dục tồi với trẻ.
1. Ba mẹ thường mắng con khi nào?
Trẻ con rất nhạy cảm bố mẹ ạ, những lời khen của bố mẹ có thể chúng nhớ không hết nhưng nếu mình chỉ mắng chúng một lần là chúng sẽ nhớ mãi mãi. Hình ảnh một một cô gái 10 tuổi nước nước mắt dàn dụa vì vừa tủi thân vừa xấu hổ khi bị bố mẹ mắng là hậu đậu vì vô tình không cẩn thận làm đổ hết cốc nước ra bàn. Và một cậu bé gặp khách lạ đến nhà vì vui quá nên nhảy nhót trên ghế rồi gác chân lên ghế, thế là cậu bị mẹ mắng cho một trận.
2. Vì sao ba mẹ lại mắng con trước mặt khách?
Ba mẹ muốn mắng con trước mặt người khác có thể xuất phát từ suy nghĩ rằng:
– Muốn uốn nắn con ngay lúc con làm sai để con nhớ lần sau không phạm lỗi nữa
– Hoặc cũng có khi muốn thể hiện cho bạn bè (khách) thấy rằng mình là bậc cha mẹ nghiêm khắc với con cái, dạy dỗ con cái đến nơi đến chốn
– Cũng có thể là muốn cho mọi người thấy rằng bình thường nó rất ngoan đấy, chỉ hôm nay có khách nó mới hư vậy thôi nên nhẹ nhàng thì nhắc nhở con không được làm thế này thế kia, nặng hơn thì lên giọng quát mắng, lừ mắt, chỉ trích hoặc gọi con lại rồi ca cho một bài thật dài…
Thông thường khi có mặt khách bố mẹ thường không quan tâm đến cảm giác của con khi bị trách mắng nên lần sau bố mẹ vẫn tiếp tục mắng con. Chỉ vì ba mẹ ấy sợ bị người khác đánh giá là mình không biết dạy dỗ con nên phải ra sức chứng minh cho mọi người thấy rằng mình là ba mẹ hoàn hảo. Hoặc đôi khi cố để thanh minh cho mọi người thấy rằng “Thường ngày nó ngoan lắm, không hiểu sao có khách nó lại như thế đấy”.
3. Vì sao trẻ thường “hư” khi có khách
Khi nhà có khách hoặc khi gia đình tụ tập gặp gỡ giao lưu ở những nơi đông người trẻ thường có xu hướng muốn “thể hiện” mình, và đó là một biểu hiện tâm lí rất bình thường của con trẻ mà cha mẹ cần hiểu. Có thể vì xấu hổ nên trẻ muốn che lấp sự xấu hổ ấy đi bằng hành động khác thường, vụng về lúng túng. Hoặc cũng có khi là vì trẻ rất vui khi được gặp người khác nên trở nên cao hứng thích làm cái này cái kia. Hoặc cũng có thể là muốn gây sự chú ý với những người xung quanh (đặc biệt là các bé trai) nên thích làm những trò mới lạ.
Thế nhưng ngược lại bố mẹ lại không nghĩ đến tâm trạng của trẻ, trẻ không có ý làm sai nhưng cha mẹ lại trách mắng, nhất là trước mặt khách. Chúng cảm thấy vừa xấu hổ, vừa khiến lòng tự trọng bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ mất tự tin ở bản thân, đặc biệt là đối với những trẻ đang ở lứa tuổi trưởng thành sẽ hình thành cho chúng thói quen phản kháng lại cha mẹ, cha mẹ nói gì trẻ lại càng làm ngược lại.
4. Làm gì khi trẻ “hư” bất thường
Vậy thì làm thế nào để ứng phó với những cơn “hư” bất chợt ấy của trẻ?
Đầu tiên bố mẹ đừng bao giờ lo sợ người khác nghĩ gì về con mình, đừng bao giờ đánh giá con mình hư chỉ thông qua một vài hành động mà mình cho là không được ngoan như ngày thường. Trẻ sẽ không còn vui vẻ muốn khẳng định bản thân mình nữa. Và xa hơn là mối quan hệ cha mẹ và con cái sẽ trở nên xa cách chỉ vì ba mẹ luôn coi trẻ là “con cái của mình”, “là vật sở hữu của mình” mà quên mất đi rằng trước hết hãy coi trẻ như một cá thể độc lập, một con người riêng độc lập cần được tôn trọng..
Cha mẹ nên nắm rõ nếu ngày thường bé rất ngoan nhưng hôm nay tự nhiên hư, thì hôm nay chỉ là trẻ đang muốn “thể hiện mình” đây mà. Vậy thì ban đầu hãy tiếp nhận mong muốn ấy rồi nếu bé có làm sai thì nhẹ nhàng nhắc con là đừng làm như thế, hoặc pha câu bông đùa dí dỏm với con “ái chà con trai thích thể hiện quá đây. Bố (mẹ) biết con rất vui…nhưng…“. Nếu thực sự muốn uốn nắn thì hãy để khi chỉ còn hai ba (mẹ) con với nhau hãy cùng trao đổi về vấn đề đó. “Ba (mẹ) biết là con luôn là cậu (cô) bé ngoan, nhưng hôm nay chỉ có một chút chưa ngoan là…Lần sau con không như thế nữa mẹ sẽ rất tự hào về con…” thì chắc chắn nó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều là những lời giáo huấn ngay tại trận.
Còn trong trường hợp với những bé (thường thì đã lớn hơn 6 tuổi) có thể vì xấu hổ khi gặp người lạ nên bé thường hay lúng túng, vụng về, cha mẹ nên rèn luyện cho bé sự tự tin khi gặp gỡ người lạ trước thay vì chỉ trích sẽ chỉ khiến bé thêm mất tự tin mà thôi.
Bố mẹ tuyệt đối trước mặt người khác đừng bao giờ nói về những khuyết điểm hay những điều bé không muốn ba mẹ nói ra cho người khác biết về mình, càng không nên so sánh bé với bất kì ai khác như anh em, bạn bè mà chủ yếu liên quan đến các vấn đề “tự lập, học tập, tự tin, giúp đỡ việc nhà…”.
Còn ở những nơi công cộng mà con làm sai thì nhắc nhở con ngay tại thời điểm đó, và không bao giờ nhắc đi nhắc lại khuyết điểm ấy của con trong những tình huống khác.
Trước những hành động sai của con bố mẹ thay vì mắng con, bố mẹ có thể nhẹ nhàng nói lần sau con cẩn thận hơn nhé. Đừng vì một hành động nhỏ mà ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ.
- Grieving Pet Parent Falls in Love with Dog But Isn’t Ready to Adopt, Same Pup is Available Months Later
- 4 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang quá nghiêm khắc với con cái
- Khi ở cữ mẹ chồng làm 3 điều này chứng tỏ coi con dâu như con ruột
- Thái Nguyên: Trồng la liệt thứ nấm đặc sản, ăn sần sật, ngọt như mì chính, lão nông lãi 60 triệu/tháng
- Chị em chạm ngưỡng 40 muốn trẻ 5-10 tuổi cứ để kiểu tóc này: Cần gì thẩm mỹ tốn kém!