Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, sẽ có không ít những lần trẻ mắc lỗi. Lúc này, nếu cha mẹ có thể giáo dục con cái đúng cách, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc để con nhận ra lỗi lầm của mình.
Giáo dục con cái tuy là nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ, nhưng không có nghĩa là lúc nào cha mẹ cũng có thể tùy tiện phê bình và trách móc trẻ, đặc biệt là trong bốn thời điểm sau đây:
4 thời điểm tránh phê bình con
Khi ra ngoài vào buổi sáng
Người ta thường nói: “Chất lượng của một ngày nằm ở buổi sáng”, chào đón ngày mới với tâm trạng vui vẻ, lạc quan là một việc rất quan trọng.
Trước khi ra ngoài vào buổi sáng, cha mẹ nên chào tạm biệt con cái một cách nồng nhiệt, đừng giận dỗi hay trách móc trẻ vào thời gian đầu ngày, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập và tinh thần cả ngày của trẻ.
Thời gian ăn cơm cùng nhau
Hiện nay có rất nhiều gia đình có “thu nhập kép” và nhiều bậc cha mẹ không có thời gian ở bên con cái, vì vậy họ muốn dạy dỗ chúng ngay khi có cơ hội và thời gian, ngay cả khi đã đến giờ ăn.
Nếu cha mẹ thường xuyên “vạch lỗi” của trẻ vào giờ ăn, làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến ‘hứng ăn’ của trẻ và phá hủy khoảng thời gian gia đình đầm ấm bên nhau, khiến trẻ cảm thấy việc ăn cùng cha mẹ là một việc không vui, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ.
Khi cha mẹ nổi nóng
Mỗi người khi tâm tình không vui đều muốn tìm nơi để “trút giận”, và cha mẹ cũng không ngoại lệ. Lúc này, cha mẹ rất dễ nổi nóng và buông ra những lời dễ làm tổn thương đến con trẻ, từ đó làm tổn hại đến hình tượng của cha mẹ.
Những lúc nổi nóng, cha mẹ nhất định phải học cách nhẫn nhịn, đợi cho mọi việc nguôi ngoai, bình tĩnh lại rồi mới bắt đầu khuyên răn trẻ.
Xảy ra xung đột trực tiếp
Ví dụ, con trẻ nói 8 giờ tối về, nhưng đến 10 giờ mới về đến nhà. Tôi tin rằng hầu hết các bậc cha mẹ sẽ rất tức giận trong quá trình chờ đợi. Lúc này nếu cha mẹ mở lời sẽ dễ xảy ra xung đột. Tốt hơn hết, cha mẹ nên để trẻ đi ngủ trước và hôm sau nghe trẻ giải thích.
Kì thực nếu cha mẹ áp dụng phương pháp này thì sẽ có một lợi thế, bởi vì cha mẹ thể hiện sự khoan dung và rộng lượng, điều này sẽ khiến trẻ xấu hổ và dễ dàng nhận ra lỗi lầm của mình, lần sau có thể thay đổi, tiến bộ hơn.
Đối với người xưa, phê bình và giáo dục con cái cũng phải có thời điểm thích hợp. Họ cho rằng, khi trẻ còn thơ dại và chưa có nhiều nhận thức, cha mẹ nên nhẹ nhàng giáo dục và không nên nói nặng lời với trẻ.
Khi trẻ đã hối hận: Khi trẻ đã biết lỗi của mình, cha mẹ không nên phê bình và tiếp tục “bóc lỗi” của trẻ.
Lúc nửa đêm: Không nên trách trẻ lúc nửa đêm, ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của trẻ, không ngủ được.
Lúc ăn cơm: Khi ăn không nên trách cứ và phê bình trẻ, nên nhớ đây là khoảng thời gian đầm ấm, gắn kết gia đình.
Đang trong cuộc vui: Khi mọi người vui vẻ, đang ở trong cuộc vui, đừng trách cứ trẻ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm tình của trẻ.
Tâm trạng không tốt: Khi cha mẹ nhận thấy trẻ đang buồn, tâm trạng không tốt, tốt nhất đừng nên trách cứ trẻ, hãy đợi đến khi trẻ bình tâm lại rồi chia sẻ với trẻ.
Khi ốm đau: Khi sức khỏe trẻ không tốt, đừng nên trách móc trẻ, đôi khi còn khiến bệnh tình trẻ tệ hơn.
4 ‘nghệ thuật’ phê bình con
Nói nhẹ nhàng
Phê bình và khuyên nhủ trẻ bằng giọng nói nhỏ nhẹ. Giọng nói “trầm ấm và năng lượng” này dễ thu hút sự chú ý của trẻ, và nó cũng sẽ khiến trẻ chú ý hơn vào những gì bạn nói, điều này sẽ tốt hơn so với việc to tiếng, chửi mắng.
Đôi khi to tiếng trách móc trẻ lại không thể mang lại hiệu quả tốt, nhiều lúc còn phản tác dụng.
Gợi ý
Khi trẻ mắc lỗi, nếu cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ một cách lý trí và không chỉ trích lỗi trực tiếp, trẻ sẽ nhanh chóng hiểu được ‘dụng ý’ của cha mẹ, và sự tiếp nhận của trẻ sẽ được cải thiện rất nhiều. Đồng thời, cách làm này cũng bảo vệ lòng tự tôn của trẻ.
Thay đổi vị trí
Đổ lỗi cho người khác để thoát khỏi sự la mắng của cha mẹ là một ‘chiến thuật’ được nhiều trẻ em sử dụng.Cách hữu hiệu nhất lúc này là khi con một mực cho rằng lỗi nằm ở người khác và không liên quan gì đến mình, cha mẹ có thể hỏi ngược lại “Nếu con là người đó, con sẽ giải thích như thế nào?
Điều này sẽ khiến đứa trẻ suy nghĩ về những gì chúng có thể nói nếu chúng đặt vào vị trí của người phạm lỗi, từ đó chúng sẽ gián tiếp nhận ra lỗi của mình. Từ đó, nhắc nhở trẻ phải tự nhìn lại bản thân và không nên đổ lỗi cho người khác.
Đúng thời điểm và đúng giới hạn
Đối với trẻ nhỏ, quan niệm về thời gian của chúng tương đối kém, chuyện xảy ra ngày hôm qua dường như đã trôi qua nhiều ngày, cũng bởi vì bản tính trẻ con ham chơi, dễ vui dễ giận hờn, dễ quên, nên những sai lầm chúng vừa mắc phải có thể bị quên đi trong nháy mắt.
Lúc này, nếu cha mẹ phát hiện con mình mắc lỗi thì trước tiên cần nhẫn nại và bao dung với trẻ hơn. Đối với những thói quen xấu, cha mẹ cần phải giáo dục trẻ càng sớm càng tốt, không nên chậm trễ, để trẻ có thể dần dần tiếp thu.
Mỗi người đều có thể mắc sai lầm, trẻ con cũng như thế. Nếu cha mẹ có thể sử dụng những phương pháp phù hợp để giáo dục con cái đúng lúc và đúng chỗ, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu, hiệu quả đương nhiên sẽ tốt hơn rất nhiều.
- Về nơi cả làng trồng cây đặc sản tiến vua, hương thơm phảng phất, mỗi năm thu tiền tỷ
- Dấu hiệu tố cáo chàng yêu bạn chỉ vì… chuyện ấy
- Lỡ hẹn với ngày xanh: Vẻ dịu dàng của Lê Bống trong loạt ảnh hậu trường
- Vì sao đàn ông thích nhìn mặt bạn trong lúc ‘yêu’
- Lưu ý cần phải nhớ để làm đệm lót sinh học trong nuôi gà hiệu quả