Không chỉ sầu riêng năm qua mới biến nhiều nông dân thành tỷ phú vụ Tết vừa qua cũng rất nhiều hộ thu lợi nhuận tiền tỷ từ loại mít đặc biệt. Trái đẹp, múi đều mùi thơm, ăn ngọt là những ưu điểm khiến mít ruột đỏ cháy hàng dịp tết. Người trồng mít cứ mỗi héc ta sau khi trừ chi phí đã thu lợi nhuận 700 triệu đồng, không kém sầu riêng.
Gặp tỷ phú mít ruột đỏ
Ông Hai Trắng (tên thật là Nguyễn Minh Trắng, 70 tuổi tại Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) được mệnh danh là “ông tổ” của giống mít đỏ, người đã đưa loại mít đặc biệt này về Việt Nam. Hiện nay, ông đang nhân giống để mít ruột đỏ phổ biến hơn trên thị trường và độc quyền thương hiệu có một không hai tại Hậu Giang.
Ông Hai Trắng cho biết trước đây gia đình trồng nhiều loại cây truyền thống như: sầu riêng, măng cụt,… nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Sau khi ông Trắng phát hiện ra giống mít đỏ này tại hội chợ ở Cần Thơ đã lập tức mang về, ghép mắt để nhân giống. Sau nhiều lần thử nghiệm, thành quả là trái mít bắt mắt về màu sắc, ngọt về hương vị. Ông Trắng còn kể vui rằng khi ông cưa hết những loại cây ở vườn, vợ ông tỏ ra không hài lòng nhưng giờ thì bà đã hoàn toàn mãn nguyện với lựa chọn của ông.
Nhìn giống quả đặc biệt, nhiều người cho rằng khó trồng nhưng lão nông này khẳng định vườn cây của ông thậm chí không cần phun thuốc, cây sống dễ dàng và không cầu kỳ về công chăm sóc. Loại quả này không kén đất, nhanh cho trái và khi ra quả, vụ mùa của nó kéo dài rất lâu. Vì độ độc đáo, ngon miệng của nó mà giá thành trái mít khá cao, thương lái thu mua số lượng lớn. Sức mua khủng đã giúp ông Hai Trắng đút túi mỗi năm gần 3 tỷ đồng với hơn 3 ha mít.
Liên kết trồng mít để phát triển bền vững
Cây mít ruột đỏ hiện nay là một trong những cây trồng đang được phát triển và cho giá trị kinh tế cao. Toàn xã Vị Đông hiện có 18ha trồng mít ruột đỏ.
Để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất cũng như ổn định đầu ra cho sản phẩm đồng thời nhận được hỗ trợ các cấp như: cấp mã số vùng trồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao khoa học kỹ thuật,… trong đó 6 nông dân trồng mít ruột đỏ đã liên kết lại với nhau với tinh thần tự nguyện thành lập Tổ hợp tác (THT) Mít ruột đỏ 2 Trắng (xã Vị Đông, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang).
Việc thành lập các THT mít ruột đỏ, liên kết trong sản xuất không chỉ tạo tiền đề để phát triển cây mít nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung. Hiện nay mô hình thành lập tổ, nhóm nhằm tương trợ nhau trong sản xuất đang được chính quyền địa phương khuyến khích và sẽ tiếp tục nhân rộng trong tương lai.
Nắm được nhu cầu của thị trường trong dịp Tết năm nay, THT mít ruột đỏ tập trung gấp rút chuẩn bị 10 ha trồng mít ruột đỏ phục vụ cho thị trường Tết.
Về tình hình sản xuất vụ mít mới, ông Nguyễn Minh Trắng – Tổ trưởng THT cho biết: “Để chuẩn bị nguồn hàng cung cấp ra thị trường Tết Nguyên đán, ông và các nhà vườn đã bắt tay vào xử lý và chăm sóc từ nhiều tháng trước. Tuy nhiên để đảm bảo sản lượng cung cấp đều đặn cho thị trường, THT thực hiện rải vụ quanh năm chứ không tập trung thực hiện cuối năm, dự kiến năm nay thu hoạch mít vào ngày 20 tháng Chạp đến Tết Nguyên Đán”.
Do sản lượng phục vụ Tết năm nay ít nên THT ưu tiên kết nối với các đối tác thu mua trước đây, hiện tại mít được lái thu mua tại vườn với giá 45.000 – 50.000 đồng/kg, với giá như hiện nay thì các thành viên trồng mít sẽ có một mùa mít bội thu.
Ông Lê Văn Út – thành viên THT cho biết “Với 1 ha trồng mít bình quân mỗi năm ước sản lượng 20 tấn, với giá bán 50.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận thu về gần 700 triệu đồng.
TH&SP
- Người già nói sinh con buổi sáng tốt hơn chiều: Khoa học khẳng định không phải là mê tín
- “Thần kê” 9 cựa được săn lùng ráo riết dịp Tết, giá lên tới chục triệu đồng/con, có tiền cũng không mua được
- Xưa ăn để "chống đói", nào ngờ giờ trồng rau dại này có tiền triệu mỗi ngày
- 2 lần vay ngân hàng mua nhà rồi lại phải bán nhà để trả nợ: Kiệt sức với giấc mơ "an cư lạc nghiệp"
- 5 lý do vì sao bạn nên ôm con nhiều hơn mỗi ngày