Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
112 lượt xem

Đắk Lắk: Nuôi gà trống tɦiến kiểu gì mà nông dân ở nơi này cứ nói bán là có người mua

Sau nhiều năm di cư từ các tỉnh phía Bắc vào xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) sinh sống và lập nghiệp, người Tày – Nùng nơi đây vẫn duy trì nghề nuôi gà trống tɦiến.

Anh Lý Văn Tắc (thôn 3) cùng bố mẹ vào Đắk Lắk sinh sống đã hơn 20 năm. Anh Tắc cho biết, gà trống tɦiến là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trên mâm cỗ của đồng bào Tày – Nùng để dành thiết đãi khách quý hoặc các tiệc ăn mừng, hiếu hỉ; đặc biệt vào các dịp lễ, Tết như rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán…

Theo quan niệm dân gian, gà trống tɦiến là loại vật linh thiêng được chọn để dâng cúng tổ tiên, thể hiện ước vọng của người Việt một năm mới an khang, thịnh vượng hơn năm cũ.Trung bình mỗi năm, gia đình anh Tắc thường nuôi gối đầu từ 200 – 300 con giống gà ri. Mỗi lứa nuôi, anh chỉ chọn được vài chục con gà trống để tɦiến. Anh thường chọn những con gà trống tơ khoảng 3 tháng tuổi to khỏe, đẹp mã để tɦiến.

Gà sau khi tɦiến thường bớt hung hăng, hiếu động hơn nên ăn rất khỏe và dễ tăng cân. Thức ăn chủ yếu của gà tɦiến là lúa, ngô và được nuôi thả tự do trong vườn nhà. Gà được nuôi cho đến khi đạt trọng lượng từ 3 – 5 kg/con là có thể thịt hoặc xuất bán.

“Giá trị một con gà trống tɦiến bằng hai con gà thường nên ngoài việc nuôi để phục vụ nhu cầu của gia đình thì hiện nay gia đình tôi cũng như một số hộ trong thôn còn nuôi gà trống tɦiến để kiếm lời. Với giá bán ngày thường dao động từ 120 – 130 nghìn đồng/kg, vào các dịp lễ, Tết thì giá có nhỉnh hơn”, anh Tắc cho hay.

Bốn năm trở lại đây, ngoài việc nuôi gà trống tɦiến để gia đình sử dụng thì bà Nông Thị Co (thôn 3) còn đầu tư nuôi thêm để bán. Năm nay, ngay từ tháng 5, bà Co đã chuẩn bị nuôi gần 30 con gà trống tɦiến để kịp xuất chuồng vào đúng dịp Tết Nguyên đán.

Nói về lý do chọn nuôi gà trống tɦiến, bà Co cho biết: “Gà trống tɦiến có kích thước lớn gấp 2 – 3 lần so với gà bình thường. Thịt gà trống tɦiến ngọt, mềm nhưng săn chắc, da dày và giòn; sau khi luộc, màu gà ngả vàng óng rất đẹp mắt. Nhờ vậy, gà trống tɦiến rất được người dân ưa chuộng để ăn vào những ngày Tết hoặc đem biếu, tặng”.

Theo bà Lục Thị Huệ, Chủ tịch Hội LHPN xã Cư M’gar, (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) nghề nuôi gà trống tɦiến tập trung chủ yếu tại thôn 3 và thôn 4. Nhận thấy mô hình nuôi gà trống tɦiến có chi phí nuôi thấp, giá bán cao và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, năm 2019, Hội LHPN xã đã đứng ra thành lập Tổ hợp tác nuôi gà tɦiến xã Cư M’gar, với 10 thành viên.

Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề: