Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
107 lượt xem

Yên Bái: Vay 45 triệu đồng nuôi con đặc sản lạ dưới ao bèo, ông nông dân đổi đời thành tỷ phú Tây Bắc

Sau 17 năm, từ những mét vuông đầu tiên nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nghị đã mở rộng lên 3.000m2.

“Học của người này một ít, người kia một chút” rồi tích lũy thành kiến thức cho riêng mình

Năm 2005, ông Nguyễn Văn Nghị (53 tuổi, thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) gom hết sổ đỏ của gia đình, người thân rồi vay 45 triệu đồng từ ngân hàng chính sách để nuôi ba ba.

Khởi nghiệp với 7 cặp ba ba giống, thời gian đầu, quyết định nuôi ba ba của ông gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm và tiềm lực tài chính còn yếu.

“So với việc trồng cây nông nghiệp, tôi thấy những ai nuôi ba ba đều có đời sống kinh tế khác biệt và vượt trội. Đây là lý do tôi đặt niềm tin rất lớn vào việc sẽ đổi đời từ con ba ba”, ông Nghị lý giải cho quyết định mang tính lịch sử của mình.

Sau 17 năm, từ những mét vuông đầu tiên nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nghị đã mở rộng lên 3.000m2 nhờ ý chí không ngừng học hỏi.

Mỗi năm, trang trại của ông xuất bán ra thị trường hơn 10.000 ba ba giống và duy trì gần 1.000 ba ba bố mẹ. Với giá thị trường dao động từ 100.000-200.000 đồng/mỗi con ba ba giống, khoảng hơn 6 năm nay, gia đình ông thu về hơn một tỷ đồng mỗi năm.

“So với thu nhập từ trồng chè, nguồn thu từ nuôi ba ba cứ thế tăng lên qua các năm, từ cấp số cộng rồi lên đến cấp số nhân. Đây là lý do tôi dồn toàn lực để nuôi ba ba”, ông Nghị chia sẻ.

Theo ông Nghị, có hai hướng nuôi ba ba: Nuôi ba ba thịt và nuôi ba ba giống. Gia đình ông chọn hướng nuôi ba ba giống và ông đánh giá đây vẫn là hướng đi đúng đắn.

“Khi cao điểm, giá mỗi con giống ba ba lên đến 700.000-800.000 đồng. Có lúc giá cả đi xuống nhưng vẫn duy trì bình quân ở mức 200.000 đồng mỗi con. Tính ra, xuất bán hơn một vạn con ba ba mỗi năm thu về tiền tỷ là khả thi”, ông nhẩm tính.

Về đầu ra của ba ba, trước đây ông chủ yếu xuất bán sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên gần đây ông tiêu thụ chủ yếu tại Yên Bái và các địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam…

Anh Bùi Văn Khả có thu nhập trên 500 triệu đồng sau khi trừ chi phí cũng nhờ khởi nghiệp từ mô hình nuôi ba ba.

Anh Khả  (ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) vui vẻ cho biết: Tôi nuôi ba ba cũng tầm 10 năm, nhìn chung giá baba thịt ổn định,hiện tại thương lái đến tận nhà thu mua và có bấy nhiêu thì thương lái thu mua hết bấy nhiêu.

Anh Khả chia sẽ thêm, muốn nuôi ba ba thành công, trước khi thả nuôi phải phơi ao, rắc vôi bột để diệt sạch mầm bệnɦ. Trong quá trình nuôi ba ba phải lót tôn xung quanh ao và dùng tôn bao bọc thêm vòng ngoài để tránh ba ba đào hang đi nơi khác.

Nguồn nước ao nuôi ba ba phải thay thường xuyên để tránh ô nhiễm, rắc vôi bột và muối để hạn chế phèn, diệt khuẩn, sát trùng, hạn chế mầm bệnɦ.

Ba ba đem về nuôi được chín tháng thì bắt đầu tách lựa ba ba đực và ba ba cái ra nuôi riêng đến khi đạt kích cở bán.

Với 6 ao nuôi ba ba tổng diện tích 1.500 mét vuông anh Khả đã thả 8.000 con ba ba giống. Sau 18 tháng nuôi anh Khả thu được trên 7 tấn ba ba thịt.

Anh Khả bán ba ba thịt với giá bán ba ba thịt loại 1 (từ 1,5kg/con trở lên giá 310.000 đồng/kg; ba ba loại 2 từ 1,2kg – dưới 1,5kg/con giá bán 200.000 đồng/kg và chia làm 7 loại.

Ước tính giá bình quân thì mỗi con ba ba sau 18 tháng nuôi bán được 190.000 đồng/con ( từ loại 1 đến loại 7). Sau khi trừ chi phí, mô hình nuôi ba ba cho anh thu lãi trên 600 triệu đồng.

 

Bài viết cùng chủ đề: