Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
117 lượt xem

Vĩnh Long: Cô gái bỏ việc nhà nước về làm vườn dưa lưới đẹp mê mẩn, khách mua lẻ hết veo cả tấn quả

Cô gái Vĩnh Long quyết định bỏ việc về làm nông dân, trồng nông sản sạch… dù đang là lãnh đạo cấp phòng ở cơ quan nhà nước.

Bỏ chức Phó trưởng phòng về làm nông dân

Là thạc sĩ chuyên ngành tài nguyên môi trường, công tác tại một cơ quan nhà nước hơn chục năm, đang giữ chức Phó trưởng phòng, chị Lê Ngọc Hiền (sinh năm 1984) ở Vĩnh Long lại muốn ‘rẽ’ sang làm nông dân, trồng nông sản sạch. Xin nghỉ việc, chị tìm hiểu về nông nghiệp công nghệ cao để toàn tâm toàn ý làm trang trại trên chính mảnh đất của gia đình đang bỏ không.

Năm 2019, với số vốn 500 triệu đồng từ tiền tích lũy nhiều năm và từ việc tận dụng nguồn vốn hỗ trợ từ tỉnh Vĩnh Long, chị đã bắt tay vào cải tạo khu đất rộng 1.000m2 của gia đình, xây dựng đầu tư nhà màng trồng dưa lưới công nghệ cao. Peace Farm đã ra đời tại Tân Quới Đông, phường Trường An, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Ngay bước khởi đầu, chị đã gặp sự cố khi có tới 500 cây dưa lưới bị hỏng.

“Lúc ấy tôi cảm thấy hụt hẫng vô cùng, nhưng rồi tôi nghĩ phải tự tìm mọi cách để vượt qua. Tôi tự học hỏi, tự tìm kiến thức qua những người đi trước để tiếp tục nghiên cứu, làm sao đưa được sản phẩm đúng quy trình kỹ thuật tốt nhất. Tìm hiểu từ đặc tính sinh trưởng của cây dưa lưới, từng giai đoạn phải làm gì, cây cần phân bón như thế nào…”, chị Hiền chia sẻ.

Vụ dưa đầu tiên thiệt hại dù doanh thu bị giảm nhưng cũng đã giúp chị Hiền có thêm kinh nghiệm. Khi làm nông nghiệp thì chỉ trong một ngày cũng sẽ phát sinh những vấn đề sâu bệnɦ, biểu hiện mới nếu chưa từng trải qua sẽ không biết xử lý như thế nào cho đúng.

“Nếu không biết thì nhìn lá sẽ không biết cây bị bệnɦ gì. Phải làm sao để bắt đúng bệnɦ, trị đúng bệnɦ. Phải hiểu cây từ đầu, nếu đang là cây con thì phải đi phân như thế nào, thành phần dinh dưỡng ra sao là hợp lý; giai đoạn thụ phấn, tạo ngọt phải làm thế nào để khi ra trái sẽ ngọt… là những việc khó chứ không dễ dàng”, chị Hiền nói.

“Bay vèo” hơn 5 tấn dưa… khi bán lẻ chỉ trong 6 ngày

Năm 2020, khi chuẩn bị vào mùa thu hoạch, cũng là lúc bắt đầu xảy ra dịch bệnɦ Covid-19, tỉnh Vĩnh Long thực hiện giãn cách xã hội lần đầu tiên. Chị Hiền vô cùng lo lắng không biết làm sao để có thể tiêu thụ được vài tấn dưa. Thương lái đến hỏi mua, nhưng lại ép giá rẻ chị đã quyết định không bán.

May thay, khi chính thức thu hoạch thì tỉnh hết giãn cách xã hội, chị Hiền đã quyết định bán lẻ toàn bộ số dưa trồng được.

“Tôi suy nghĩ và thấy rằng, muốn bán được dưa phải làm cho nông trại của mình đẹp lên nhằm thu hút mọi người đến tham quan, check in… nên tôi đã sửa sang cho vườn đẹp hơn, rồi tự chụp hình, quay video giới thiệu sản phẩm cũng như nông trại lên mạng xã hội để có thể bán dưa bằng hình thức kết hợp du lịch.

Không ngờ, khách đến đông chóng mặt từ sáng tới tối, tôi bán hết ‘veo’ hơn 5 tấn dưa chỉ trong 5-6 ngày, mà chỉ bán lẻ”, chị Hiền nhớ lại.

Chị Hiền cho rằng, việc phát triển thị trường bán lẻ đang là hướng đi nhiều người theo nhưng khó có người làm được. Nhiều farm chủ yếu trồng và bán cho thương lái, còn chị có thể tự quyết định giá sản phẩm của mình, không lệ thuộc vào thị trường… và đây là cách đi riêng.

Tăng doanh thu bằng nhiều hướng đi…

Mỗi năm sẽ thu hoạch được khoảng 4 vụ dưa lưới. Tuy nhiên, khi phát triển mô hình farm, chị Hiền cho rằng, sẽ không chỉ đơn thuần bán sản phẩm dưa mà còn kết hợp làm du lịch, làm giáo dục để tăng doanh thu.

Chị Hiền chia sẻ, khi chưa xảy ra dịch bệnɦ, nông trại của chị thường xuyên chào đón khách đến tham quan du lịch, chụp ảnh “check-in”, tự tay hái những trái dưa mà mình thích. Để tạo thêm khung cảnh cho khách khi đến chụp hình, chị Hiền còn trồng thêm dưa leo, dưa hấu, cà chua, cà tím… để đa dạng nông sản tại nông trại.

Tại đây, chị còn tận dụng một khoảnh đất làm quán cafe, khách đến tham quan có chỗ giải khát, thưởng thức nước ép sinh tố từ các loại nông sản của vườn.

Ngoài ra, nhiều trường học cũng tìm đến liên kết với farm của chị Hiền để tổ chức cho học sinh, sinh viên có thể vừa tham quan trải nghiệm, vừa trao đổi các kiến thức, kinh nghiệm trồng nông sản…. vừa để truyền cảm hứng khởi nghiệp. Đây là hướng đi sẽ tiếp tục được chị Hiền đẩy mạnh trong thời gian tới để gia tăng giá trị cho farm của mình.

Với việc áp dụng công nghệ, cùng kinh nghiệm qua nhiều vụ trồng và thu hoạch, hiện nay chị Hiền còn có thêm một nông trại rộng 1.200m2 cũng ở Vĩnh Long. Đáng chú ý, hai nông trại diện tích 2.200m2, chỉ có 4 nhân lực làm việc, bao gồm cả chị Hiền. Cách quản lý, sắp xếp bài bản còn giúp chị tiết kiệm được cả chi phí về nhân công.

Song, chị Hiền cho hay, khi đã làm nông nghiệp thì phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định. Nếu biết tính toán, mỗi vụ dưa cũng giúp mang về mức lợi nhuận khoảng 30-40% trên doanh thu.

Vụ dưa đầu tiên khi bị hỏng mất 500 cây, nhưng năng suất vẫn đạt khoảng 3 tấn, mang doanh thu về khoảng 100 triệu đồng.

Do dịch bệnɦ nên việc vận chuyển khó khăn hơn khiến vụ thu hoạch dưa sẽ phải kéo dài ngày hơn bình thường. Do đó, bên cạnh sản phẩm dưa lưới tươi, chị Hiền còn chế biến thêm các loại nước ép dưa hay với dưa leo, ngoài bán dưa tươi chị còn chế biến thành món dưa leo muối rất được khách hàng ưa thích.

Muốn khởi nghiệp nông nghiệp… đam mê thôi chưa đủ!

Đó là điều mà chị Hiền muốn nhắn nhủ tới các bạn trẻ muốn khởi nghiệp với nông nghiệp.

Theo chị Hiền, nông sản lúc nào cũng cần với đời sống con người, ngay cả khi dịch bệnɦ. Làm nông nghiệp thời đại 4.0 không còn cảnh ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời’ như xưa, thay vào đó làm nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ sẽ tạo ra sản phẩm ở mức độ khác.

“Phải yêu nông nghiệp, thấy được tầm quan trọng của nông nghiệp mới có thể đam mê, đi vào con đường nông nghiệp để học. Thế nhưng học xong, muốn khởi nghiệp với nông nghiệp thì cần nhiều yếu tố, nếu chỉ đam mê thôi chưa đủ. Nếu không trang bị kiến thức, không chấp nhận được thất bại, không lường trước được vấn đề rủi ro của thị trường… mà cứ ào ào khởi nghiệp thì dễ thất bại”, chị Hiền nói.

Bài viết cùng chủ đề: