Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
974 lượt xem

Vì sao trẻ ngủ hay bị giật mình? Có thể liên quan đến 4 nguyên nhân này

Chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ đã từng chứng kiến khi con đang say giấc, bỗng nhiên bé giật mình và quấy khóc dữ dội. Ông bà ta gọi đó “mớ ngủ”. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Và làm thế nào để trấn an bé tốt nhất trong tình cảnh này thì không phải ai cũng biết.

Không chỉ có trẻ em, ngay cả người lớn cũng có khi gặp ác mộng và giật mình tỉnh dậy trong lúc ngủ. Sở dĩ bé ngủ mớ là do trí tưởng tượng của trẻ em luôn phong phú hơn người trường thành, khi có tác động bên ngoài sẽ dễ làm bé hình thành trong đầu những thứ đáng sợ. Nếu bé bị giật mình khi ngủ, ba mẹ cần áp dụng 4 biện pháp sau để trấn an bé.

1. Cần giữ cho bé luôn có tinh thần vui vẻ trong sinh hoạt thường ngày

Như chúng ta đã biết, trẻ sau 3 tuổi sẽ bắt đầu đi học mẫu giáo. Nhưng nhiều bé khả năng hoà nhập với môi trường mới rất kém, cộng với những căng thẳng trong giờ học có thể làm cho bé bị căng thẳng.

Đặc biệt là khi tiếp xúc với các bạn cùng lớp, chắc chắn sẽ xảy ra một số mâu thuẫn. Hoặc cũng có thể vì ba mẹ tạo áp lực lớn cho bé, khiến bé suy nghĩ lung tung và không giải toả được nỗi uất ức trong lòng. Vì vậy, những niệm đầu suy nghĩ của bé sẽ lưu lại trong đại não rồi phản ánh vào giấc mơ, tạo thành ác mộng, sau đó hiện tượng giật mình sẽ xuất hiện.

Để tránh cho bé bị ngủ mơ, trong sinh hoạt thường ngày ba mẹ nên cố gắng hết sức để giữ cho con ở trạng thái thoải mái nhất.

2. Tư thế ngủ và môi trường phòng ngủ không tốt cũng dễ khiến trẻ bị giật mình

Tư thế ngủ không thoải mái, đặc biệt là khi đầu và ngực bị chèn ép rất dễ khiến bé mớ ngủ. Để cải thiện vấn đề này, cần điều chỉnh lại khi bé nằm sai tư thế, đặt bé nằm cho ngay chỉnh và thoải mái.

Ba mẹ cũng không nên đắp chăn quá dày cho bé, một mặt thân nhiệt của bé cao hơn người lớn nên dễ khiến bé bị nóng bức. Mặt khác, tấm chăn dày sẽ phủ lên ngực bé sẽ làm bé khó chịu, bí bách, dễ quấy khóc.

Vì vậy, để con được an giấc, ba mẹ cần chú ý đến tư thế ngủ và chỉ đắp chăn vừa đủ ấm để bé cảm thấy dễ chịu.

3. Không nên vận động quá nhiều với cường độ cao trước khi đi ngủ 1 tiếng

Mặc dù việc vận động rất có lợi cho sự phát triển lành mạnh của bé, nhưng ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến thời gian và cách thức vận động sao cho phù hợp.

Đặc biệt khoảng thời gian 1 tiếng trước khi đi ngủ, ba mẹ nên tránh cho bé chơi các trò chơi vận động mạnh, hay gây kích thích thần kinh căng thẳng. Nếu không, não bộ của bé trong trạng thái hưng phấn sẽ rất khó đi vào giấc. Hơn nữa, các tế bào thần kinh đang bị kích thích cao độ, rất dễ gặp ác mộng khi ngủ.

4. Ba mẹ tránh kể chuyện kinh dị cho bé nghe trước giờ ngủ

Việc cho con ăn ngủ hằng ngày diễn ra lặp đi lặp lại, đôi khi cũng khiến cho ba mẹ bị căng thẳng, không mấy dễ chịu. Và để ru cho con ngủ, ngoài việc kể những câu chuyện dễ thương, hát những bài hát dịu ngọt. Cũng có khi ba mẹ lại chọn những câu chuyện ma kinh dị, giật gân kể cho bé nghe, nhằm tăng thêm kịch tính và sự thú vị.

Tuy nhiên, các bé còn khá nhỏ, khả năng nhận thức còn hạn chế. Buổi tối trước khi ngủ, nếu các bé bị lôi cuốn mãnh liệt với những câu chuyện cha mẹ kể thì sau khi chìm vào giấc ngủ, não của bé sẽ hoạt động rất mạnh. Và dĩ nhiên, bé sẽ rất dễ gặp ác mộng.

Vậy nên, ba mẹ nên chọn những câu chuyện nhẹ nhàng, ấm áp, thú vị, có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc giúp con có một trạng thái an hoà để dễ chìm vào giấc ngủ. Đồng thời, đó cũng là thời gian kết nối hữu hiệu để ba mẹ dạy con về nhân cách.

Kết luận, việc các bé gặp ác mộng khi ngủ là điều tương đối phổ biến, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng thì mà hãy áp dụng các phương pháp phù hợp để bé cảm thấy được an toàn.

Bài viết cùng chủ đề: