Trang trại chăn nuôi lợn, nuôi gà, nuôi ngan…của ông Nguyễn Thuận – nông dân xã Quảng Vinh là điển hình sản xuất hiệu quả tại vùng rú cát huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho doanh thu bình quân mỗi năm 3 tỷ đồng.

Xây trang trại ở nơi nắng cát bỏng chân

Ông Nguyễn Thuận chia sẻ, cách đây hơn 15 năm, gia đình ông xin cấp 2ha đất trên vùng cát nội đồng để làm trang trại và được chính quyền địa phương chấp thuận. Đây là niềm vui lớn đối với gia đình ông lúc này. Có được đất nhưng lại thiếu vốn, kỹ thuật nên ban đầu chỉ sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế thấp.

Cơ ngơi bạc tỷ của gia đình ông Thuận

Ban đầu do chưa có kinh nghiệm chăn nuôi, các kiến thức trồng trọt cần thiết về sản xuất theo hướng trang trại nên việc phát triển mô hình của ông Thuận gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra do cây trồng và vật nuôi không chống chịu được với điều kiện khắc nghiệt vùng cát nóng nên vốn liếng cũng cạn kiệt dần.

Ông Thuận nhớ lại: “Có lúc tôi đã từng nghĩ sẽ từ bỏ vùng đất cát này về với quê cũ. Lên đây chỉ toàn cát và cỏ tranh, cây bụi, nắng bỏng mắt, bỏng chân, mưa thì đường sá lầy lội, muốn đi chợ còn khó chứ đừng nói đến chuyện đưa sản phẩm ra bên ngoài bán…”.

Ông vừa mua sách tự học, tự tra cứu trên mạng internet, vừa tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do địa phương, các ban, ngành hỗ trợ, tổ chức. Từ chăn nuôi tự phát, ông Thuận từng bước tiếp thu, nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến, chăn nuôi một cách bài bản.

Ông Thuận đã mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây chuồng trại, mở rộng quy mô sản xuất và trang thiết bị hiện đại phục vụ chăn nuôi heo, chăn nuôi gà, như lắp đặt hệ thống lạnh, máng ăn và máng uống tự động, làm hầm chứa và xử lý Biogas.

Ông Thuận áp dụng công nghệ chăn nuôi heo theo hướng an toàn sinh học bằng việc sử dụng các tấm lót sinh học giúp giảm mùi hôi và khí độc, tạo môi trường trong lành và giảm thiểu tối đa dịch bệnɦ cho vật nuôi. Cách làm này cũng giảm công lao động và chi phí trong quá trình vệ sinh chuồng trại.

Bỏ túi tỷ đồng mỗi năm

Ngoài ra, để giảm chi phí thức ăn chăn nuôi, ông Thuận mua máy xay xát thức ăn cho vật nuôi. Từ những hạt ngô khô thu mua tại địa phương, qua máy nghiền thành cám ngô, trộn chung với một số chất bổ trợ.

Ông Thuận đã chủ động sản xuất thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, không thua kém gì các sản phẩm thức ăn công nghiệp bán trên thị trường. Theo tính toán, mỗi 1kg thức ăn tự chế giảm được hơn 1 nghìn đồng so với các loại thức ăn chăn nuôi được chế biến sẵn bán trên thị trường.

Như vậy, chỉ tính riêng tiền thức ăn chăn nuôi, mỗi tháng, gia đình ông Thuận cũng tiết kiệm được trên chục triệu đồng. Do chủ động sản xuất được thức ăn, đảm bảo dinh dưỡng nên heo ông Thuận nuôi nhanh lớn, ít dịch bệnɦ, chất lượng thịt chắc, thơm ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được thị trường ưa chuộng.

Ông Thuận cho biết, sau hơn 10 năm xây dựng đến nay trang trại có tổng diện tích là 2ha. Mỗi năm, ông nuôi hơn 30.000 con gà lai ri, 500 con ngan Pháp, 400 con lợn thịt, 40 con lợn nái. Ngoài nuôi gà, heo ông còn nuôi 3 ao cá và trồng 1,3ha rừng tràm.

Hàng năm, trang trại của gia đình ông Thuận xuất bán khoảng 400 con lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng. Tương tự, mỗi tháng ông Thuận bán ra thị trường khoảng 3.000 con gà ri lai thả vườn. So với mức giá bình quân trên thị trường, gà lai ri từ trang trại của ông Thuận bán được cao hơn 2 giá, do luôn đảm bảo chất lượng và đạt chứng nhận về an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y.

Từ 5-7 năm nay, hầu như dịch bệnɦ không còn xảy ra, một số dịch bệnɦ thông thường trên lợn, gà được xử lý kịp thời, không để lây lan gây thiệt hại nặng. Thành quả đó, một phần nhờ tiêm vắc-xin đầy đủ, thực hiện các biện pháp tiêu độ𝔠 khử trùng, vệ sinh an toàn.

Trong điều kiện giá vật tư, thức ăn tăng cao, ông Thuận trồng 8 sào rau, lúa để tạo nguồn thức ăn xanh, sạch cho lợn, gà, giảm chi phí đầu tư. Vào các thời điểm giá thức ăn tăng cao, nhiều trang trại gặp khó khăn, thậm chí ngừng sản xuất thì trang trại ông Thuận vẫn duy trì, ổn định sản xuất.

Từ năm 2016 đến nay, ông Thuận đầu tư thêm hơn 1 tỷ đồng xây dựng, mở rộng chuồng trại nuôi 40 con lợn nái và chủ động liên kết với Công ty CP Greenfeed tổ chức chăn nuôi lợn công nghệ cao.

Công ty này hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật, cam kết thu mua sản phẩm với giá ổn định và sẽ bù lỗ nếu giá lợn hơi xuống dưới 33 ngàn đồng/kg. Nhờ liên kết sản xuất nên vào thời điểm giá lợn giảm, trang trại ông Thuận vẫn không bị lỗ.

Bình quân mỗi năm, trang trại ông Thuận nuôi từ 500 con lợn và hàng ngàn con gà; có thời điểm, mỗi năm nuôi hơn 30 ngàn con gà lai ri, 500 con ngan Pháp, trồng thêm keo tràm diện tích 1,5ha.

Sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi năm, trang trại của gia đình ông Thuận thu lãi khoảng 1 tỷ đồng.