Giá đất trung tâm tăng giá đã dành, nay giá đất quê cũng tăng phi mã khiến vợ chồng anh V. (Thanh Hóa) chán nản vì không thể mua.
Anh V. tâm sự, anh sinh ra ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), cưới vợ rồi lập nghiệp cũng tại đây mà đến giờ không mua nổi mảnh đất. Cách đây 3 năm, mảnh đất rộng 200m2, đường lớn bê tông trong thôn gần nhà anh có giá 100-170 triệu đồng. Đến giờ, đất quê tăng giá chóng mặt, có 600-700 triệu đồng trong tay cũng không mua nổi.
Anh kể, vợ chồng anh cưới nhau một thời gian, chủ yếu sống chung với bố mẹ. Bây giờ, anh muốn dồn tiền ra mua một mảnh đất riêng, vừa làm của để dành, vừa để sau này muốn dọn ra ở riêng cũng dễ dàng. Nào ngờ, khi đi hỏi thăm giá đất quanh huyện Quảng Xương, anh ngã ngửa vì giá tăng vọt.
Trước kia, cứ nghĩ chỉ cần vài trăm triệu là mua đất “ngon lành” ở quê, nhưng giờ tăng mạnh khiến anh nhận ra mình đã “lỗi thời”. Mấy năm trước, với số tiền đó, anh thừa sức mua đất quê ở vị trí đẹp, có mặt tiền kinh doanh, nhưng nay còn chẳng mua nổi đất trong hẻm. Khi đi khảo sát, anh thấy bất ngờ khi biết đất trong hẻm sâu cũng được “hét giá” tiền tỷ.
Anh V. ngán ngẩm: “Nhiều khi thấy giá đất tăng ngáo luôn, đất ven biển tăng giá đã đành, đất có mặt tiền đường trong thôn, xóm cũng tăng dựng đứng. CCó những mảnh đất tưởng chừng không bao giờ lên giá, không ai mua thì đến hiện tại cầm tiền tỷ may ra mới mua được. Giờ tôi phải lên Yên Định mua đất giá 600 triệu đồng để làm ‘của để dành’. Đành coi nó như là khoản đầu tư, chứ cũng không tính đến việc ra ở riêng nữa vì xa chỗ ở của bố mẹ”.
Theo các chuyên gia bất động sản, giá đất ở các huyện ven biển Thanh Hóa đang tăng mạnh trong vòng 2 năm nay. Sau mỗi cơn sốt đất, giá đất quê thiết lập nền mới, ngay cả những lô đất trong hẻm sâu cũng có giá tiền tỷ. Dù sốt đất đã qua, nhưng mức giá như trước đã không còn, người dân quê muốn mua đất gần nhà cho con cháu đã trở thành điều xa xỉ.
Những phiên đấu giá đất ở địa phương cũng khiến nhà đầu tư chóng mặt khi giá đấu giá tăng mạnh. Thậm chí, ở Thanh Hóa còn xuất hiện tình trạng môi giới bất động sản “ôm” đất trong các phiên đấu giá, sau đó bán lại với giá cao gấp mấy lần. Chẳng hạn, một mảnh đất 100m2 tại huyện Quảng Xương mua vào giá 1,3 tỷ đồng, sau 2 tháng bán ra 1,8 tỷ đồng. Giá đất ở địa phương vẫn tiếp tục tăng, nhất là ở những khu vực có mặt tiền đường lớn. So với thời điểm tháng 1/2021, giá đất quê có vị trí như vậy có thể tăng mức 100 – 300 triệu đồng/nền.
Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đảm bảo các hoạt động đấu giá. Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa đã triển khai rà soát, kiểm tra các hoạt động đấu giá bất động sản vì có dấu hiệu bất thường. Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, giai đoạn này, thị trường bất động sản địa phương chưa có sự phát triển bền vững. Đó là chưa kể còn nhiều rủi ro tiềm ẩn, các cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường bất động sản còn thiếu, chưa đảm bảo minh bạch. Ngoài ra, vị này cũng thừa nhận công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và đang cố gắng khắc phục.
- R͏ư͏n͏g͏ r͏ư͏n͏g͏ m͏ẹ n͏g͏h͏èo͏ c͏ó c͏o͏n͏ b͏ị “t͏â͏m͏ t͏h͏ần͏” v͏ẫn͏ n͏u͏ô͏i͏ t͏h͏ê͏m͏ c͏h͏àn͏g͏ t͏r͏a͏i͏ “b͏ại͏ l͏i͏ệt͏”: Vét tiền, vay mượn để cưu mang
- Midu khởi kiện kênh Tik Tok gần 1 triệu lượt theo dõi vì đăng clip tố cô ‘bào tiền’, làm ‘bé ba’
- Người dân cần nắm rõ những lỗi vi phạm giao thông được CSGT xử phạt tại chỗ
- 2 huyện sắp lên quận ở Hà Nội thu 1.066 tỉ đồng từ đấu giá đất
- Vợt cào cào trên đồng cỏ ở TPHCM, nông dân thu về tiền triệu mỗi đêm