Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
1474 lượt xem

Trị tiểu đường và viêm đường niệu đạo bằng cây cỏ bờm ngựa

Cỏ bờm ngựa có tên khoa học là Pogonatherum crinitum (Thunb.) Kunth, thuộc họ Lúa  Poaceae. Theo đông y, cây cỏ bờm ngựa có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị viêm gan thể hoàng đản, bệnh đái đường, lâm trọc, tiểu tiện bất lợi. Cây còn được biết đến với tên gọi khác là kim tỷ thảo.

MÔ TẢ:

Cây cỏ bờm ngựa thuộc loại cỏ sống lâu năm, thường mọc thành bụi nhỏ và mềm. Có thân nhỏ và mảnh, đốt thì dày, sát nhau và nhẵn.

Lá mềm, xếp đều đặn, hai dãy và có màu lục nhạt. Lá có hình dải nhọn, gốc lá tròn và gân mảnh làm thành nhiều đường màu trắng trên phiến lá. Có bẹ lá mềm, dẹt, nhẵn và lưỡi bẹ không rõ.

Cụm hoa là bông giả, mảnh, hơi cong và phủ nhiều lông. Cuống có đốt, hình sợi và hơi phình ở đầu, phủ nhiều lông trắng. Bông chét không có cuống và có hình dải thuôn. Hoa ở dưới thì không có mày hoa, còn hoa ở trên thì có mày hoa khía răng rõ. Cây thường ra hoa từ tháng 6 – 12.

MỘT SỐ BÀI THUỐC:

Khi bị viêm nhiễm đường niệu đạo:

Lấy 15g cỏ bờm ngựa, 15g mã đề, 15g rễ cỏ tranh, 24g biển súc, rồi đem đi sắc uống.

Trị tiểu đường và đái tháo đường:

Dùng 60g cỏ bờm ngựa tươi, 12 hạt bạch quả, rồi sắc nước uống trong ngày.

Đối với phát sốt, phiền khát, đái ra máu và đái buốt:

Lấy 60 – 120g cỏ bờm ngựa tươi, đem đi sắc nước uống trong ngày.

Khi bị di tinh và tiểu tiện đục:

Dùng 30 – 60g cỏ bờm ngựa tươi, 24g hải kim sa tươi (cành và lá thòng bong), đem đi sắc nước uống trong ngày.

Chữa đái vàng, đái ra mủ trắng:

Lấy 15 – 30g cỏ rồi đem đi sắc nước uống trong ngày.

Lưu ý: “Kết quả đạt được còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người”

Bài viết cùng chủ đề: