Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
179 lượt xem

Tôi không vội mua nhà 5,7 tỷ dù chủ nhà giảm tới 700 triệu

“Chủ nhà rao mãi giá 5,7 tỷ nhưng chưa bán được đành đưa về 5 tỷ đồng nhưng tôi chờ thêm một đợt sụt giá nữa mới quyết định” – độc giả ký danh AQ cho biết.

Nói về bất động sản cắt lỗ, tôi có theo dõi giá của một vài căn nhà. Một căn cuối năm 2021 người bán rao 4,9 tỷ đồng (rao tầm 6 tháng). Đến tháng 5/2022 họ rao 5,7 tỷ, tháng 3/2023 rao 4,8 tỷ đồng.

Giả sử một người nào đó mua tầm 4,6 tỷ đồng (tầm đầu năm 2022 rất sôi động, trường hợp “ôm” giá 4,9 tỷ cũng có) mà giờ bán được 4,7 tỷ thì cũng lỗ khá nếu là tiền “thịt” (lãi ngân hàng không được hưởng trong một năm khá nhiều đó), còn vay ngân hàng một phần thì lỗ đậm.

Một căn khác giá tương đương, cũng đang được người bán đưa về giá 5 tỷ sau khi rao mãi 5,7 tỷ mà không bán được (giá rao cuối năm 2021 là 5,1 tỷ đồng).

Tôi là người chờ mua nhà, năm ngoái nhìn giá nhà chỉ thở dài, năm nay tôi đang thấy rất nhiều cơ hội, vì giá bán hầu hết đang giảm 10-20% so với thời điểm tháng 7-8/2022, nhưng tôi vẫn chờ thêm một đợt sụt giảm nữa mới quyết định mua. Vì 9 năm sau sẽ có đỉnh mới, nhưng vào năm 2025 – 2026 thị trường bất động sản (BĐS) mới có đáy.

Nếu người có nhà đất cần bán thời điểm này và từ một đến ba năm tới phải chấp nhận hạ giá, họ chỉ cố thủ chờ giá lên khi họ không cần tiền vốn cho việc kinh doanh hay một việc nào đó trong cuộc sống.

Ví dụ: bạn chỉ có một căn nhà, vốn tích lũy rất hạn chế mà gia đình bạn quyết định chuyển nơi sinh sống đến một vùng đất mới bạn có cần phải bán nhà trong vòng một năm tới không và muốn bán bạn phải bán theo giá thị trường chung.

Vì không chỉ có những cá nhân đầu cơ – đầu tư, người sở hữu BĐS cần bán, mà còn có những chủ đầu tư nhiều dự án lớn số tiền vay ngân hàng rất lớn nếu họ không hạ giá bán họ gánh không nổi lãi suất ngân hàng đâu, họ đã hạ giá bán thì người sở hữu BĐS nhỏ lẻ buộc phải hạ theo nếu cần bán.

Nếu các bạn thực sự theo dõi sự vận động của thị trường BĐS trên 10 năm thôi bạn sẽ nhận ra điều đó, có rất nhiều người mua đúng đỉnh BĐS năm 2010-2011 và có việc cần bán nhà vào năm 2014-2015 phải chấp nhận lỗ 20-30% đó – nhà phố đó. Người cầm BĐS chỉ cố thủ chờ giá lên khi trường vốn hoặc cuộc sống không có những biến động bất ngờ.

Nếu để ý chu kỳ 10 năm của sóng BĐS thì sẽ thấy những mảnh đất ai đó lỡ mua đúng đỉnh của chu kỳ này (năm 2022) thì đến năm 2027, 2028 vẫn lời to nếu như miếng đất đó rơi vào vị trí đang phát triển các dự án lớn của những năm đó. Nếu không may mắn như thế thì vẫn có lời vì sự vận động của các con sóng theo hình sin và đỉnh sau luôn cao hơn đỉnh trước.

Sau mỗi con sóng người ôm nợ vì đầu cơ không ít. Những người ôm từ chân sóng họ bán lâu rồi. Tất nhiên những người sống bằng nghề này đa số vẫn có lời, người thua lỗ là người vào sau và dùng tiền vay. Và trường hợp thua lỗ chủ yếu là những nhà đầu cơ ôm bằng tiền vay đang không chịu nổi lãi suất ngân hàng.

 

Bài viết cùng chủ đề: