Vừa đầu tư cho trại nuôi của mình, anh Phúc còn liên kết lập vệ tinh nuôi thỏ sinh sản tại nhiều tỉnh, thành miền Tây và bao tiêu đầu ra.
“Muốn nuôi thỏ công nghiệp thành công phải chú ý đến việc xây dựng chuồng trại tách biệt, thoáng mát, đảm bảm vệ sinh. Đặc biệt, nguồn con giống phải đảm bảo chất lượng tốt”, anh Phúc chia sẻ.
Anh Đặng Hồng Phúc (37 tuổi, ngụ xã Long Bình Điền, H.Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết, để có được thành quả như hiện nay anh đã nhiều lần “nếm trái đắng”. Trước đây, anh từng thử sức với nhiều mô hình nuôi gà, nuôi dê… nhưng đều thất bại vì thu nhập không cao. Thấy vậy, năm 2015, anh quyết định chuyển sang nuôi thỏ. “Trong một dịp tình cờ biết đến mô hình nuôi thỏ ở Đồng Nai, tôi thấy mê ngay. Sau khi tìm hiểu, thấy loài vật này dễ thương, ít bệnh, ăn uống đơn giản và nhu cầu thị trường cao nên tôi đầu tư chuồng trại nuôi luôn”, anh Phúc kể.
Thời gian đầu, chưa nắm vững kỹ thuật và non kinh nghiệm, anh Phúc chịu khó đi “tầm sư học nghề” ở các trại nuôi thỏ có tiếng. Sau đó, anh đầu tư 12 con thỏ giống (10 cái, 2 đực) nuôi thử nghiệm. Vừa nuôi vừa đúc rút kinh nghiệm và mày mò học hỏi thêm qua sách báo, dần dần, anh gây đàn thành công. Giống thỏ được nuôi chủ yếu là thỏ Pháp và thỏ New Zealand. Hai giống này có nhiều ưu điểm như: phát triển nhanh, vóc dáng lớn, sinh sản đều, thịt thơm ngon…
Đến nay, anh Phúc được biết đến là người sở hữu trại thỏ nuôi theo hướng công nghiệp quy mô “khủng” ở miền Tây. Trại có hơn hơn 1.500 thỏ bố, mẹ với hàng ngàn lồng sắt. Mỗi lồng đều trang bị hệ thống cung cấp nước uống cho thỏ. “Muốn nuôi thỏ công nghiệp thành công phải chú ý đến việc xây dựng chuồng trại tách biệt, thoáng mát, đảm bảm vệ sinh. Đặc biệt, nguồn con giống phải đảm bảo chất lượng tốt”, anh Phúc chia sẻ.
Thỏ là loài mắn đẻ nên nuôi khoảng 6 tháng chúng bắt đầu sinh sản. Mỗi năm thỏ đẻ 6 – 8 lứa, mỗi lứa 6 – 8 con. Riêng thỏ thịt nuôi 4 – 4,5 tháng, trọng lượng đạt 2 kg/con là có thể xuất bán. Để chăm sóc thỏ con, anh Phúc để thỏ mẹ chăm sóc, cho bú. Thỏ dễ nuôi, ít bệnh nhưng phải được tiêm ngừa đầy đủ, đảm kỹ thuật chăn nuôi.
Vừa đầu tư cho trại nuôi của mình, anh Phúc còn liên kết lập vệ tinh nuôi thỏ sinh sản tại nhiều tỉnh, thành miền Tây và bao tiêu đầu ra. Số thỏ cái anh Phúc đang giao cho các vệ tinh lên đến hơn 3.500 con.
Hiện, thỏ giống được anh Phúc bán với giá 100.000 đồng/kg (trọng lượng 2 – 2,5 kg/con); thỏ thịt khoảng 60.000 đồng/kg (tùy thời điểm). Nhờ đó, anh có thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm. “Thị trường tiêu thụ thỏ là các tỉnh miền Đông và TP.HCM. Trung bình mỗi tháng, thỏ thịt nuôi vỗ béo tại trại của tôi và các trại vệ tinh cung ứng ra thị trường khoảng 3.000 con, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao”, anh Phúc thông tin.
Bên cạnh phát triển kinh tế gia đình, anh Phúc luôn nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn các hộ dân trong và ngoài xã, thậm chí là ở các tỉnh lân cận khi có nhu cầu mua con giống, thiết bị làm chuồng, hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình nuôi. Ngoài ra, anh Phúc còn bao tiêu sản phẩm đầu ra cho mọi người và cung cấp nguồn thức ăn cho thỏ với giá cả hợp lý. Hiện tại, mỗi tháng, anh xuất ra thị trường khoảng 100 con thỏ, cộng với việc cung cấp thỏ giống, sau khi trừ chi phí thu về khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Anh Đỗ Duy Tân, Bí thư Xã Đoàn Long Bình Điền nhận xét: “Bằng hoài bão của tuổi trẻ, tích cực sản xuất, anh Đặng Hồng Phúc, một thanh niên vượt khó, từng bước thay đổi cuộc sống của gia đình ngày càng ổn định hơn. Thành công từ mô hình nuôi thỏ của gia đình anh còn mở ra hướng đi mới cho nhiều đoàn viên, thanh niên trong và ngoài xã học tập, làm theo, góp phần nâng cao thu nhập, xây dựng quê hương ngày càng thêm giàu đẹp”.
- Một nữ nghệ sĩ Việt qua Mỹ bị lừa mất 2000 đô, phải trả nợ: “Tôi không muốn nhắc tên người này”
- Chủ tịch Hà Nội ‘lệnh’ phải khởi công ít nhất 1 dự án nhà ở xã hội trước tháng 10/2024
- Cà Mau: Chị nông dân nuôi loài cá giống con lươn mang tên một loại củ, bán 1 triệu đồng/kg vẫn cháy hàng
- 5 tháng như "cơn ác mộng" với tôi khi xây nhà trong ngõ hẹp
- 7 kinh nghiệm làm nhà nhất định phải “khắc cốt ghi tâm”