Tại sao em bé ngủ ngon mỗi khi được bế trong vòng tay mẹ và thức dậy ngay khi được đặt xuống giường? Đây không phải là đang trêu chọc mẹ sao?

Đứa bé sợ giường, hay là đang giả bộ ngủ? Đây có phải là điểm chung mà tất cả trẻ sơ sinh đều có? Em tin rằng nhiều bà mẹ cũng cảm thấy như vậy. Gì chứ làm sao mà không tức cho được, như đoạn clip mới đây em được xem nè các mẹ.

Đoạn clip được ông bố trong gia đình trẻ chia sẻ, với lời đề “Mẹ vất vả muôn phần, xắn tay vào phụ thôi”. Người cha cho biết anh không hiểu vì sao vợ ở nhà với con nhưng luôn thiếu ngủ. Em bé vừa được 5 tháng, trong nhà cũng có người lo giặt giũ nấu ăn vì vợ anh vốn kỹ tính, muốn tự mình chăm sóc con.

Mẹ anh thường khuyên hai vợ chồng rằng, chăm con cũng phải tự lượng sức mình, khi nào con ngủ thì mình cũng nên tranh thủ nghỉ ngơi. Người chồng ước tính rằng cách hai giờ con anh sẽ thức giấc để ăn sữa một lần, tính ra vợ anh có nửa ngày để mà nghỉ ngơi, nhưng chẳng hiểu sao lúc nào cũng thấy uể oải thiếu ngủ. Gần đây chồng muốn đưa vợ ra ngoài đi ăn, xem phim để hâm nóng tình cảm, nhưng vợ một mực bảo rằng giờ cô chỉ muốn ngủ mà thôi, thật sự rất mệt.

“Ở nhà cả ngày sao không ngủ mà còn than nhỉ?”

Người chồng hỏi mẹ điều đó và bà bảo rằng thật sự vô lý, trừ khi có vấn đề gì chứ nhà cũng có người giúp việc, thoải mái hơn nhiều so với các cô con dâu ở cữ khác. Chồng cũng thắc mắc hoài về chuyện đó.

Cho đến một hôm khi đang ở chỗ làm, anh quyết định bật camera xem vợ và con đang làm gì ở nhà. Máy quan sát chĩa thẳng vào chỗ em bé đang nằm, dường như mẹ chỉ mới vừa đặt con xuống sau khi dỗ dành con mà thôi. Nhìn em bé say ngủ, bố cảm thấy rất hạnh phúc, đúnglà trẻ con chỉ có ăn và ngủ, hèn gì mà không mau lớn.

Sau đó anh thấy vợ rón rén bò xuống giường, sau khi quan sát con một lúc, để chắc rằng em bé đã ngủ.

Kỳ lạ thay, hơn cả một phép màu, mẹ còn chưa giáp vòng được cái giường thì bé lồm cồm bò dậy. Khuôn mặt không có chút gì ngái ngủ hoặc là mới ngủ dậy xong, cứ như thể nãy giờ nó đang giả vờ để trêu mẹ.

Người cha thấy vợ mình bất lực, nhưng cô không quát con mà chỉ đứng nhìn. Sau đó, dường như đã quá quen với cảnh này, mẹ lại đến bên con, ân cần dỗ dành.

Giờ thì bố đã hiểu vì sao mẹ luôn trong tình trạng thiếu ngủ. Dỗ con rã rời mà vừa dợm đi nó đã bò ngay dậy, làm gì có chuyện con ngủ thì mẹ tranh thủ ngủ chứ. Với một số đứa trẻ bám mẹ, làm gì có chuyện mẹ rời được con để chải lại mái tóc, hay giặt một bộ đồ.

Trên thực tế, có một lý do nào đó khiến em bé thức dậy ngay khi đặt nó xuống.

Khi một đứa trẻ sơ sinh đến thế giới, làn da của nó khao khát được sự vuốt ve của cha mẹ. Nằm trong vòng tay của cha mẹ sẽ khiến bé cảm thấy ấm áp và vững vàng, đây là nhu cầu tâm lý bình thường của bé, cha mẹ hãy cố gắng hết sức để đáp ứng. Đó cũng là một cách tuyệt vời để thúc đẩy mối QH giữa cha mẹ và con cái.

Tuy nhiên, nếu lúc nào bố mẹ cũng ôm con, chỉ cần bé khóc là sẽ bế bé trên tay, nhất là vào ban đêm, họ thường bế bé đến khi bé ngủ rồi mới đặt bé lên giường. Lâu ngày bé sẽ có tâm lý ỷ lại, cuối cùng thành thói quen chỉ ngủ khi được bế trên tay.

Nhiều khi thói hư tật xấu của bé lại do người lớn tạo ra, để sửa thói quen xấu của bé trước hết cha mẹ phải tránh những sai lầm sau.

Chưa chuẩn bị tín hiệu cho giờ đi ngủ

Người lớn thích ngủ trong một môi trường yên tĩnh và thoải mái, và trẻ sơ sinh cũng vậy. Trước khi đi ngủ, hãy nhớ sắp xếp để tạo môi trường ngủ tốt cho bé.

Không đủ cảm giác an toàn

Việc bé cần được ôm vào lòng khi ngủ là biểu hiện của sự khao khát được cha mẹ chăm sóc, bé thiếu cảm giác an toàn, hoặc không cảm nhận được tình yêu thương trọn vẹn của cha mẹ nên sẽ sợ ngủ một mình. Hãy chạm vào bé thường xuyên và đừng khiến bé cảm thấy đơn độc.

Thói quen

Một số người lớn rất yêu quý con, khi mới sinh ra đã ẵm con cả ngày, lâu dần họ hình thành thói quen cho con ngủ trên tay.

Hãy nhớ rằng thói quen ôm bé ngủ không tốt chút nào. Bé ngủ không sâu giấc, thường thức giấc với tâm trạng không tốt, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Cơ thể bé không được thư giãn, các hoạt động của các bộ phận khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là hoạt động của các chi bị hạn chế, không linh hoạt và tự do, đồng thời các cơ trên toàn bộ cơ thể không được nghỉ ngơi, không có lợi cho việc hô hấp của bé, và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của bé.

Em bé đã được làm ấm bởi nước ối trong 9 tháng trước khi chào đời, nằm lại và co bóp trong bụng mẹ, điều này khiến bé cảm thấy đặc biệt an toàn! (Đây cũng là lý do tại sao trẻ sơ sinh cần được quấn khăn ngay khi chào đời để tránh bị hoảng sợ).

Vì vậy, khi đứa con bé bỏng cuối cùng cũng chìm vào giấc ngủ trong vòng tay ấm áp của mẹ, và lặng lẽ được thả ra khỏi vòng tay của mẹ và đặt xuống giường, cũng sẽ có cảm giác như đang rơi từ trên cao xuống. Cảm giác không thể cầm nắm, không nhìn thấy đối với bé, sẽ không cảm thấy an toàn. Vì vậy, ngay cả khi bé được đặt trên giường sau khi ngủ say, cha mẹ hãy luôn chạm vào bé và đừng để bé cảm thấy đơn độc nhé!

Một số cha mẹ ngại phát ra tiếng động khi con đang ngủ vì lo giấc ngủ của con bị quấy rầy, thậm chí chỉ dựa vào cử chỉ để giao tiếp. Điều này sẽ khiến bé rất nhạy cảm khi ngủ và thức giấc ngay khi có tiếng động. Vì vậy, cha mẹ không cần quá thận trọng, chỉ cần không vận động quá nhiều, nói năng bình thường và đi lại là được.

Ngoài ra, thiếu canxi có thể khiến bé rơi vào tình trạng hiếu động, cáu gắt, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc và dễ bị tỉnh giấc. Đồng thời, nó cũng sẽ làm tăng tính hưng phấn của thần kinh giao cảm khiến tuyến mồ hôi tăng tiết, đổ mồ hôi liên tục khi ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.

Vì vậy, trẻ được 15 ngày tuổi cần bắt đầu bổ sung vitamin D cho đến khi trẻ được hai tuổi.