Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
111 lượt xem

Thanh Hóa: Trồng một loại sâm như trồng khoai, mỗi nhà ở vùng này của thu hàng trăm triệu

Cây dược liệu quý từng nổi tiếng là “Đại Việt đệ nhất danh sâm” – sâm báo – đã được người dân huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa phục hồi thành công, biến thành đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.

Cây sâm báo được phát hiện ở núi Báo (tỉnh Thanh Hóa) từ thời Hồ Quý Ly, sau đó trở thành dược liệu quý dùng chữa bệnh và chế biến thực phẩm bổ dưỡng trong cung nhà Hồ.

Sâm báo được coi là sản vật quốc gia thời vua Lê, chúa Trịnh sau này. Tuy nhiên, theo thời gian, sản vật “tiến vua” này bị mai một, chỉ còn mọc hoang trên núi. Gần đây, giống sâm quý này được người dân Vĩnh Lộc lấy hạt về phục hồi, trở thành cây trồng chủ lực của địa phương.

Làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc được xem là nơi phát hiện giống sâm quý trên núi Báo hơn 600 năm trước. Vì thế, cây dược liệu này có tên gọi là sâm báo.

Nhờ khôi phục thành công diện tícɦ đất trồng sâm báo nên hiện nay, loại cây dược liệu quý này trở thành cây trồng chủ lực, tạo nguồn thu ổn định cho người dân Vĩnh Hùng và nhiều xã trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.

Sâm báo là cây thân leo, thường mọc bò dưới đất hoặc cao 60-70 cm, ưa sáng; thícɦ hợp với đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt. Nếu được trồng và chăm sóc trong điều kiện tốt, cây có thể cho thu hoạch quanh năm. Vì thế, về vùng đất Vĩnh Lộc vào thời điểm nào, chúng ta cũng có thể được thấy những cánh đồng sâm báo xanh tốt.

Anh Đinh Xuân Tá (ngụ xã Vĩnh Hùng) cho biết trước đây, gia đình anh trồng lúa, ngô, mía rất vất vả nhưng thu nhập không cao. Từ khi chuyển qua trồng sâm báo, gia đình anh có thu nhập cao và ổn định. Với 2,5 ha sâm báo, tới vụ thu hoạch và bán ngay tại ruộng, anh có thể thu về gần 1 tỉ đồng.

Gia đình bà Hoàng Thị Thoa (ngụ xóm Đoài, xã Vĩnh Hùng) cũng vậy. Nhờ chuyển 5 sào đất trồng lúa, mía kém hiệu quả sang trồng sâm báo mà nhiều năm nay, gia đình bà có nguồn thu ổn địnɦ từ 300-500 triệu đồng/năm.

Theo ông Lê Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hùng, địa phương hiện có hơn 30 hộ dân trồng sâm báo với diện tích gần 10 ha. Nhờ trồng cây dược liệu quý này mà nhiều người dân trong xã đã vươn lên, có thu nhập khá.

“Sâm báo trồng ở địa phương được chế biến thành 2 loại sản phẩm bán ra thị trường là sâm khô và sâm ngâm rượu. Do được người tiêu dùng ưa chuộng nên sản phẩm của người dân làm ra đều được bao tiêu hết. Sản phẩm từ sâm báo cũng đạt chuẩn OCOP (mỗi xã một sản phẩm) 3 sao của địa phương” – ông Cường cho biết.Sâm báo có 2 loại, được phân biệt qua màu hoa đỏ và vàng. Loại hoa vàng có dược tínɦ tốt hơn nên thường có giá trị cao hơn.

Củ tươi của sâm báo loại hoa vàng có giá trên thị trường dao động từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng/kg. Với giá bán như vậy, theo tính toán của người dân địa phương, mỗi hecta sâm báo tại Vĩnh Lộc có thể mang lại thu nhập cho người trồng từ 300-600 triệu đồng mỗi năm.

Bài viết cùng chủ đề: