Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
114 lượt xem

Thanh Hóa: Nuôi con hí húi nhai mía lột xột ở góc tối, ông nông dân bán làm đặc sản lãi nửa tỷ

Mô hình nuôi dúi má đào và dúi mốc đại hộ ông Lê Trọng Lệ (xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) lên tới khoảng 2.000 con dúi. Hàng ngày ông Lệ chỉ cho đàn dúi ăn rễ cây, gặm thân cây tre, nứa, cây trúc, nhai mía,…mà thu lãi hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.

Ông Lê Trọng Lệ (xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) bắt đầu nuôi con dúi má đào từ năm 2008, đây là mô hình nuôi khép kín trong nhà với nhiệt độ từ 20-30 độ C.

Ông Lệ bộc bạcɦ: “Hiện tôi đang nuôi hai loại dúi gồm dúi giống má đào và giống dúi mốc đại. Đối với giống má đào thời gian sinh sản khoảng 14 tháng, một năm sinh sản một lần, mỗi lần sinh từ 6-7 con, trọng lượng dúi thương phẩm từ 5-6kg/con”.

“Còn đối với giống dúi mốc đại sinɦ sản từ 2-3 lần trong năm, trọng lượng khoảng 3kg/con. Mục đích nuôi nhiều loại con dúi khác nhau nhằm phục vụ thị trường (theo sở thích từng người), ông Lệ nói thêm.

Được biết, hiện tổng đàn dúi ông Lệ đang nuôi khoảng 2.000 con các loại, thức ăn chủ yếu từ củ, thân cây tre, nứa, trúc, mía, cỏ voi, củ quả…Ông Lệ đang áp dụng quy trìnɦ nuôi con dúi khép kín, từ lúc nuôi đến khi bán thương phẩm.

Ông Lê Trọng Lệ bật mí: “Nuôi con dúi phải đảm bảo sạch sẽ, con dúi dễ nuôi, không gây ô nhiễm môi trường, không tốn thời gian chăm sóc, thức ăn dễ kiếm trong tự nhiên, chủ yếu là ngô, mía, lá tre, thân cỏ…Để đảm bảo nguồn thức ăn cho con dúi, gia đình thuê một khoảng đồi rộng 0,5 ha để tự trồng một số loại cây kể trên cho con dúi ăn”.

Ông Lệ chia sẻ thêm: “Đối với những người nuôi dúi lần đầu tiên thì nên chọn mua dúi nhỏ về nuôi. Bởi dúi nhỏ dễ thích nghi với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho bà con trong việc chăm sóc. Ngoài ra còn giảm thiểu được rủi ro (vì dúi to khó thích nghi, đặc biệt là dúi rừng, giá thành lại đắt).

Riêng chuồng nuôi dúi phải kiên cố và vững chắc hạn chế ánh sáng chiếu trong ngày vì chúng không thích ánh sáng và thường hoạt động nhiều về đêm. Bà con có thể làm chuồng nuôi kiểu nửa sáng nửa tối.

Trong chuồng phải sạcɦ sẽ, khô ráo, thoáng mát, không bị mưa tạt. Thiết kế chuồng nuôi dúi cần chọn vị trí yên tĩnh, không bị các loài động vật khác (chó, mèo, chuột, rắn…) gây hại. Đặc biệt, chuồng nuôi dúi thương phẩm cần xây thành từng ô có nắp đậy, diện tích mỗi ô (ngang x dài x cao): 1 x 2 x 7 (m) đảm bảo nuôi được từ 15 -20 con.

Hiện con dúi thương phẩm của gia đình ông Lê Trọng Lệ đã có mặt ở nhiều thị trường như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…với giá gần 1 triệu đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Lệ thu về từ 500-700 triệu đồng.

Bài viết cùng chủ đề: