Một lão nông ở xã biên giới Tây Ninh đã tìm ra bí quyết nuôi vịt đẻ trên cạn. Nhờ áp dụng phương pháp nuôi an toàn nên vịt ít mắc bệnɦ, không bị thất thoát trứng.

Hiện mỗi ngày ông thu lãi gần 1 triệu đồng tiền bán trứng. Ông Ngô Đình Chiểu là người đi tiên phong thực hiện mô hình nuôi vịt đẻ trên cạn tại xã Suối Ngô và là một gương điển hình về làm giàu nhờ hiệu quả từ nuôi vịt.

Đến với nghề nuôi vịt trên cạn tới nay đã được 8 năm., theo ông Chiểu, nuôi vịt đẻ trên cạn có 3 ưu điểm, thứ nhất là quản lý được bệnɦ tật; thứ hai là không bị thất thoát trứng; thứ ba là do mình thay nước hằng ngày nên việc nhiễm bệnɦ rất ít.

Nuôi vịt đẻ trên cạn là mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm giải quyết những hạn chế của các phương pháp chăn nuôi truyền thống, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con vươn lên thoát nghèo. Theo ông Ngô Đình Chiểu, nuôi vịt đẻ trên cạn dễ chăm sóc, hạn chế dịch bệnɦ, giảm ô nhiễm môi trường.

Nuôi vịt theo mô hình truyền thống đòi hỏi người nông dân phải có ao nuôi rộng, hoặc chăn thả ngoài đồng nên rất dễ bị hao hụt. Mặt khác, dễ phát sinh dịch bệnɦ và gây ô nhiễm môi trường. Nhưng nuôi vịt trên cạn không cần nuôi theo mùa vụ. Người nông dân có thể nuôi quanh năm và chủ động khu vực nuôi để thuận tiện quản lý. Bên cạnh đó, hạn chế dịch bệnɦ lây lan cho đàn vịt. Thuận tiện cho việc thu gom trứng, dọn dẹp vệ sinh.

Theo tính toán của ông Chiểu, nuôi vịt đẻ trên cạn có lợi nhuận cao hơn nuôi gà. “Nói chung lợi nhuận cũng tương đối, giá thức ăn hơi cao, nhưng vẫn có lời. Tôi nuôi 1.000 con, mỗi ngày thu 800 trứng, giá bán như hiện nay thì một ngày lời được 800 ngàn đồng” ông Chiểu cho biết thêm.

Nuôi vịt bỏ vốn một lần thu 5 năm

Nuôi vịt đẻ trên cạn dễ hơn nuôi gà, bỏ vốn một lần, thu hoạch đến 4 năm và nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch 5 năm, ông Chiểu chia sẻ. Từ hiệu quả đó, ông dự định mở thêm một khu để nuôi khoảng 1.500 con.

Nuôi vịt đẻ trên cạn tiết kiệm được nguồn thức ăn. Vịt đẻ trứng tập trung, thuận tiện cho việc thu gom. Đặc biệt để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường khi nuôi vịt trên cạn ông Chiểu đã áp dụng đệm lót sinh học để lót chuồng.

Ông Ngô Đình Chiểu (thứ hai từ phải sang) 

Đệm lót sinh học ông làm từ vỏ trấu để tiết kiệm chi phí. Vỏ trấu khi đem về ông phơi thật khô và sát trùng kỹ trước khi cho vào chuồng để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, mầm bệnɦ. Lót lớp trấu có độ dày từ 10cm – 15cm.

Trong suốt quá trình nuôi khoảng 2 tháng xịt khử khuẩn một lần để tiêu diệt mầm bệnɦ, vi sinh vật phát triển, bảo đảm sức khoẻ cho đàn vịt và giảm mùi hôi từ phân vịt. Nếu lớp trấu bị xẹp ông bổ sung một ít trấu mới lên trên và chỉ thay vỏ trấu 6 tháng một lần. Trấu thay ra ông làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.

Phía bên ngoài khu vực nuôi vịt, ông xây tường rào và quây bằng lưới thép B40 để dễ quan sát và quản lý đàn vịt. Cạnh chuồng nuôi ông làm một hồ nước sạch để cung cấp nước cho đàn vịt. Nước được thay thường xuyên mỗi ngày để tránh bị ô nhiễm.

Xung quanh hồ nước ông tráng xi măng và lót gạch vỉa hè để tiện cho việc vệ sinh. Máng ăn được đặt bên ngoài khu vực hồ nước tránh để vịt làm ẩm ướt thức ăn.

Theo kinh nghiệm của ông Ngô Đình Chiểu, nuôi vịt đẻ khác với các mô hình nuôi vịt thương phẩm hướng thịt, nuôi vịt đẻ phải theo dõi và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhất là nuôi vịt đẻ trên cạn.

Sau mỗi ngày phải điều chỉnh lượng thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng, tỷ lệ phối trộn thức ăn để vịt đẻ trứng đạt tiêu chuẩn. Nhu cầu thức ăn của vịt đẻ lấy trứng phải chú ý tăng cường các loại thức ăn khô, giàu đạm và rau xanh.