Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
142 lượt xem

Sự thật việc bỏ phố về quê: Nông dân chính hiệu còn "chết", nói chi là nông dân nửa mùa.

Tôi có khu đất 5 ha trồng trái cây sạch, muốn cung cấp lâu dài cho một chuỗi cửa hàng thức ăn nhưng bị từ chối.

Quả thật nông sản Việt cần có một sự liên kết mạnh mẽ từ nhà nông đến nhà bán lẻ. Nhưng hiện tại ít có sự liên kết này. Sự thiếu hụt niềm tin lẫn nhau như: nông dân sợ bị ép giá, doanh nghiệp sợ người nông dân hủy hợp đồng bao tiêu khi được giá …. đã dẫn đến một hệ quả như hiện nay.

Có thể nói, nông dân tiểu điền rất khó làm giàu. Họ phụ thuộc vào quá nhiều thứ mà không thể kiểm soát nỗi. Chỉ có một sự liên kết mạnh mẽ giữa những người nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp bán lẻ thì mới có thể nâng cao mức sống cho người nông dân.

Một câu chuyện ví dụ cho các bạn thấy rõ hơn. Tôi định đưa trái cây theo mùa (khoảng 5 ha) của gia đình cung cấp cho một chuỗi cửa hàng bán thức ăn. Nhưng gửi email thì không ai trả lời, gọi điện thoại thì không bắt máy. Như vậy nói lên điều gì: Các nhà bán lẻ cần một số lượng hàng lớn, phải đảm bảo tính liên tục và chất lượng phải đồng nhất theo yêu cầu.

Điều này thì theo tôi nghĩ một hộ gia đình nông dân có đất dưới 10ha không làm được. Trong khi doanh nghiệp không triển khai hệ thống mua hàng tận nơi thì chỉ có những vựa đầu mối, thương lái lớn mới có thể đảm đương.

Độc giả Du Tiên cho rằng khâu tiêu thụ nông sản còn yếu kém, phụ thuộc nhiều vào khâu trung gian:

Người nông dân cũng biết thực hiện khâu tiêu thụ, các hộ nhỏ lẻ người ta đem nông sản ra chợ bán trực tiếp cho người trong vùng. Vấn đề ở đây không cứ người nông dân mà hầu hết các ngành sản xuất còn khá phụ thuộc vào các kênh phân phối trung gian.

Quy mô sản xuất càng lớn, thì việc giải quyết đầu ra của sản phẩm, tính toán nhu cầu thị trường lại càng khó khăn. Hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều rủi ro về giá bán, sai hỏng, thị hiếu thay đổi và các yếu tố biến động môi trường.

Nhà sản xuất có thể hoặc không đủ khả năng phân phối đến khâu cuối, nhưng ít nhiều các rủi ro cũng được phân tán qua các nhà phân phối trung gian. Đó là điều họ phải tính toán, khi quyết định quy mô sản xuất, cũng như thiết lập kênh phân phối.

độc giả Hà Lynh chia sẻ: Tôi đồng cảm với nội dung tác giả bài viết đề cập. Ngày tôi còn nhỏ sống ở nông thôn, gia đình tôi và hàng xóm ai cũng trồng cây cà phê, tiêu, điều. Được vài vụ cà phê lái mua giá cao, vậy là mọi người thi nhau chặt điều để trồng cà phê.

Mất vài năm để cây cà phê cho thu hoạch với bao nhiêu tiền đổ vào chăm sóc thì cà phê rớt giá dần vì thị trường cạnh tranh và không xuất khẩu được. Lúc này tiêu lại lên giá. Mọi người lại phải ngậm ngùi tiếc của phá vườn cà phê để trồng tiêu mưu sinh.

Tiêu không phải loại cây công nghiệp dễ chăm sóc và cũng mất vài năm để cho thu hoạch. Trải qua bao biến cố cây giống bị sâu, dịch tràn lan khiến cây tiêu chết đứng hàng loạt thì cũng có cây tiêu cho nông dân thu hoạch.

Đúng lúc này thì giá tiêu lại leo xuống, người trồng tiêu đối diện với dịch bệnh trên cây tiêu và giá bán lỗ không đủ trang trải công thuê người hái mà vẫn phải thuê người hái vì cây tới lúc cho thu hoạch. Tình hình này kéo dài đến nay vẫn đang tiếp diễn sau vài pha lên xuống giá thất thường của thị trường.

Nông dân quê tôi, thế hệ cha mẹ tôi không còn đủ sức khoẻ để bỏ cây tiêu và trồng cáy khác, còn thế hệ trẻ chúng tôi thì không thể nối nghiệp cha ông bám đất mà đang cật lực mưu sinh nơi thị thành. Làm nông dân…khó kiếm sống lắm.

Độc giả Long Tran nhận định:

Bỏ phố về quê trồng rau nuôi gà là cái thú của những đại gia thực thụ, những người không còn quan tâm đến tiền. Họ sống theo kiểu tự cung tự cấp và cảm thấy thích thú khi ăn những thứ do mình tạo ra, dư thì họ đem cho con cháu, hàng xóm ăn cho vui, chứ chả ai lại sống với nghề nông đâu. Nông dân chính hiệu còn “chết”, nói chi là nông dân nửa mùa.

Bài viết cùng chủ đề: