Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
115 lượt xem

Sự thật không thể chối cãi: "Đứa trẻ hay làm mẹ bực mình là đứa giống mẹ nhất"

Không ít bậc cha mẹ thường nổi nóng khi con mắc sai lầm và không chịu nghe lời khuyên. Nhiều người kêu ca, nếu con giống mình thì đã ngoan ngoãn hơn, ít làm cho mình lo hơn. Nhưng trong thực tế thì nó lại ngược lại.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ bướng bỉnh, hay làm bố mẹ bực mình nhất chính đứa trẻ giống bố mẹ nhất. Tuy nhiên điều này lại thường xuyên bị bố mẹ phủ nhận bởi hiện tượng “tâm lý phóng chiếu” trong tâm lý học.

1. “Tâm lý phóng chiếu” là gì?

Đây là một cơ chế bảo vệ mà con người sử dụng trong tiềm thức để đối phó với những tâm trạng, cảm xúc khó khăn. Tâm lý phóng chiếu được hiểu đơn giản là việc “phóng chiếu” những cảm xúc không mong muốn lên người khác, thay vì thừa nhận hoặc xử lý chúng.

2. Trẻ em thường bắt chước hành vi của cha mẹ

Thái độ của con thừa hưởng nhiều từ cha mẹ. Từ giai đoạn thơ ấu, con đã quan sát các hành động của người lớn trong nhiều tình huống khác nhau. Trong giai đoạn niên thiếu, tính cách của con bắt đầu được thiết lập và dần “noi theo” mọi hành vi của bố mẹ từ cách nói chuyện, cách phản ứng, thậm chí là cảm xúc cá nhân…

Thực tế, nhiều người thường nhìn lại quá khứ và không hài lòng với các quyết định của bản thân. Vậy nên khi làm cha mẹ, họ muốn thay đổi những tiếc nuối của mình thông qua con cái.

3. Từ giai đoạn thơ ấu, trẻ rất chú ý quan sát các hành động của người lớn

Khi con mắc lỗi tương tự, bố mẹ sẽ tự động muốn sửa để con không “đi vào vết xe đổ” của mình. Đôi khi sự can thiệp quá thô bạo khiến con khó chịu, dẫn đến cãi vã. Con thì hậm hực vì bị tổn thương. Bố mẹ thì bực bội vì con không chịu nghe lời, “không giống mình”.

Trong khi thực chất, chính vì giống bố mẹ nên con mới có những sai lầm, phản kháng đó. Đứa trẻ càng hay cãi lời và làm bố mẹ bực mình lại càng là đứa trẻ giống bố mẹ nhất!

4. Bố mẹ cần làm gì để giải quyết xung đột với con?

Theo nhà tâm lý học Segrelles, bố mẹ cần tự giải quyết những cảm xúc tiêu cực của mình trước, sau đó mới có thể giúp đỡ, sửa lỗi cho con. Tuy nhiên ngay cả khi làm được việc này thì bố mẹ cũng cần nhớ rằng, con là một cá thể độc lập. Con cần được trải nghiệm, tự đưa ra quyết định và mắc lỗi để có thể học tập từ chính những sai lầm. Nếu con lặp lại sai lầm của mình, bố mẹ cần làm những điều sau:

– Cố gắng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và đặt mình vào vị trí của con trước khi phán xét.

– Chú ý từ ngữ và giọng điệu khi nói chuyện với con. Không nên lên giọng hay dùng những từ quá gay gắt.

– Nếu con không nghe lời khuyên, hãy thật bình tĩnh. Hãy nhớ lại bản thân bạn cũng từng có những giây phút “cứng đầu” như thế.

– Nếu cuộc tranh luận với con quá gay gắt và làm tổn thương đến cảm xúc hai bên thì hãy dừng lại.

– Hãy kiểm soát thật tốt cảm xúc của bạn. Bố mẹ càng bình tĩnh thì cuộc nói chuyện sẽ càng êm đẹp hơn.

– Hãy dành thật nhiều thời gian để tâm sự và lắng nghe con. Bên cạnh đó, cùng con xây dựng những kỷ niệm đẹp, ấm áp tình cảm gia đình.

Bài viết cùng chủ đề: