“Theo kinh nghiệm đầu tư bất động sản mấy chục năm của tôi, từ ‘cắt lỗ’ thời điểm nào cũng có”, một nhà đầu tư tâm sự. Các nhà đầu tư hiện tại thực tế đang ‘cắt lãi’ thì đúng hơn là ‘cắt lỗ’, chuyên gia từ Batdongsan.com.vn cùng chia sẻ quan điểm.
Trong chương trình Landshow mới đây, một khán giả tên Hương Nguyễn chia sẻ câu chuyện mua đất cắt lỗ của bản thân.
Mủi lòng nghe nhà đầu tư kể chuyện cắt lỗ, đến khi sang tên mới ngớ ra người ta lời hơn 1 tỷ
Chuyện là cách đây 2 tháng, chị xuống tiền mua lô đất 2,3 tỷ đồng ở Bắc Ninh. Trước khi giao dịch, người bán kể lể rằng họ mua lô đất lúc thị trường nóng sốt với mức giá khoảng 2,5 tỷ đồng, với dự định lướt sóng kiếm 100 – 200 triệu đồng. Ai ngờ thị trường xuống và không kịp thoát hàng. Do không cân đối được tài chính, họ chấp nhận cắt lỗ 200 triệu đồng, bán ra với giá 2,3 tỷ.
“Nhưng khi làm thủ tục sang tên, tôi mới biết mảnh đất này mua từ năm 2019 và giá chỉ 12 triệu đồng/m2, cả khu đất giá trên 1 tỷ”, chị Hương kể.
Trong trường hợp của chị Hương, thực tế, việc rao “cắt lỗ” giúp người bán lời hơn 1 tỷ đồng.
3 hình thái ‘cắt lỗ’
Ông Đinh Minh Tuấn – Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam – phân tích: Liên quan đến câu chuyện “cắt lỗ” hay “cắt lãi”, cần phải quay trở lại câu hỏi bản chất “Vì sao bất động sản tăng giá?”
Theo ông Tuấn, đa phần yếu tố cầu và cung là quan trọng nhất trong việc quyết định mức giá, kể cả trong những thời điểm có sự sụt giảm rất mạnh về giao dịch thì giá vẫn không giảm. Câu chuyện “cắt lãi” ở đây là “cắt lãi” so với kỳ vọng. Tức, nhà đầu tư sẽ tính toán thời gian một năm giữ bất động sản, đi vay lãi suất 8 – 10% trong tương quan với các kênh đầu tư khác như gửi tiền ngân hàng, đầu tư trái phiếu… Trong 1 năm đầu tư mà không có thêm lợi nhuận, giá không thay đổi, họ sẽ giảm giá xuống và chấp nhận bán thấp hơn giá kỳ vọng.
Một trường hợp “cắt lỗ” khác là thời điểm tung hàng, thường chủ đầu tư đưa ra nhiều khuyến mãi, chiết khấu cho các vị khách mua đầu tiên, với mức giá giảm rất lớn. Khi chuyển nhượng lại cho người mua tiếp theo, dù với giá bằng giá niêm yết thì người bán vẫn có lãi.
Bên cạnh đó, nhìn nhận sâu hơn câu chuyện về giá, Việt Nam đã trải qua một số giai đoạn khủng hoảng với nhiều biến động, ngay cả trong Covid-19 thì giá bất động sản vẫn tăng.
“Chỉ một vài bộ phận những người đang cần tiền và chủ đầu tư đang rất thiếu vốn mới tính chuyện điều chỉnh giá. Các nhà đầu tư dài hạn chỉ bán thấp hơn so với kỳ vọng chứ không phải thấp hơn so với giá trị thực họ đầu tư”, ông Tuấn nói.
“Giờ nhà đầu tư còn tồn tại được, còn giữ được hàng, có nghĩa là họ xác định cuộc chơi trung và dài hạn rồi, chứ không còn là cuộc chơi mua để bán trong ngắn hạn”, ông Hảo nói thêm.
“Thị trường bất động sản đã trải qua 2 quý, rất nhiều nhà đầu tư ngắn hạn đã rơi rụng hết rồi”, ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Kinh doanh Batdongsan.com.vn – bổ sung. Về dài hạn, ông Quốc Anh cho rằng các vấn đề địa chính trị, lãi suất, lạm phát… sẽ kết thúc trong năm 2023, và năm 2024 sẽ là cơ hội cực lớn cho các nhà đầu tư có sự chuẩn bị tốt.
Theo Nhịp sống Thị trường
- Nhói lòng người mẹ khốn khổ cận kề cái chết, chỉ ước một lần được thấy con
- 40 tuổi chưa làm được gì, mới mua nhà 5 tỷ cho mẹ đẻ, đang phấn đấu tặng mẹ chồng 1 căn
- Quảng Nam: Kỹ sư thông tin nuôi “vàng đen”, cho ăn đồ rẻ lại đẻ ra tiền
- Tuấn Hưng: Tôi sẵn sàng đánh đổi 10 phim thương mại để đóng ‘Đào, Phở và Piano’
- "Liều" mua nhà khi chỉ có 250 triệu: Nặng gánh nợ nần vì mua nhà kiểu "đếm cua trong lỗ"