Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
133 lượt xem

Sơn La: Trồng trọt, chăn nuôi mát tay, trái na to bự, đàn lợn béo tròn, nữ tỷ phú đạt doanh thu 1 tỷ mỗi năm

Nhờ phát triển kinh tế tốt từ mô hình chăn nuôi và trồng cây ăn quả, mỗi năm chị Đỗ Thị Hoa có thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Năm 2006, vợ chồng chị Hoa (bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, Sơn La) bắt đầu khởi nghiệp với việc nuôi 3 con lợn nái. Do vốn ban đầu còn ít nên chị chăn nuôi kiểu truyền thống, chuồng trại sơ sài.

Năm 2009, đàn lợn tăng lên 12 con lợn nái. Khi tự sản xuất được lợn giống, anh chị mạnh dạn vay thêm vốn mở rộng chuồng trại.

Vợ chồng chị Hoa vẫn cố gắng duy trì dù trải qua không ít thăng trầm, giá lợn khi lên khi xuống. Hiện hệ thống chuồng trại của anh chị đã được xây dựng quy mô bài bản trên diện tích 400m2 với hơn 200 con lợn thịt.

Chia sẻ về mô hình, chị Hoa cho hay, kinh tế gia đình bắt đầu có bước phát triển khi vợ chồng chị mạnh dạn vay thêm 250 triệu đồng của người thân để xây dựng chuồng trại nuôi lợn quy mô lớn. Từ năm 2021 đến nay, trang trại đã xuất bán 4 lứa, với khoảng 600 con, trừ chi phí thu trên 600 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn tham gia góp vốn vào Hợp tác xã Nông nghiệp Sơn La để đầu tư chăn nuôi bò với quy mô hơn 500 con và nuôi giun quế làm thức ăn chăn nuôi, phân bón cho cây trồng.

Gia đình chị đã trồng na theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích gần 2ha bên cạnh việc chăn nuôi. Cây na là lựa chọn của gia đình chị từ hơn 10 năm qua. Cũng từ trồng na, gia đình đã có thu nhập ổn định, bền vững. Để nâng cao giá trị và năng suất cho cây na, năm 2018 chị đã cùng một số hộ gia đình khác thành lập Hợp tác xã Mé Lếch để trồng và tiêu thụ quả na, chị được bầu làm Phó Giám đốc. Hiện, hợp tác xã có 20 thành viên, sản xuất quy mô 150 ha na VietGAP, với 2 loại na sầu và na dai.

Cùng với các thành viên khác trong hợp tác xã, chị đã mạnh dạn chuyển từ trồng na truyền thống sang trồng na theo tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ. Nhờ đó giá trị của quả na đã được tăng lên nhiều lần. Trước đây giá bán na chỉ đạt từ 5.000 -10.000 đồng/kg hiện đã nâng lên, đạt gần 40.000 đồng/1kg. Việc tiêu thụ na cũng thuận lợi vì các đơn vị thu mua đã biết đến chất lượng na của gia đình chị và các thành viên trong hợp tác xã. Riêng gia đình chị, với gần 1 ha trồng na, sản lượng na đạt gần 8 tấn/năm, trừ chi phí cho thu nhập đạt gần 400 triệu đồng

Bài viết cùng chủ đề: