Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
705 lượt xem

R͏ư͏n͏g͏ r͏ư͏n͏g͏ m͏ẹ n͏g͏h͏èo͏ c͏ó c͏o͏n͏ b͏ị “t͏â͏m͏ t͏h͏ần͏” v͏ẫn͏ n͏u͏ô͏i͏ t͏h͏ê͏m͏ c͏h͏àn͏g͏ t͏r͏a͏i͏ “b͏ại͏ l͏i͏ệt͏”: Vét tiền, vay mượn để cưu mang

“Cô chỉ nghĩ, nếu để Hảo nằm đó, em sẽ chết…”, người phụ nữ nghèo kể về quyết định cưu mang chàng trai…

“Đời em may mắn vì có mẹ”

Chiều tháng 10 hanh hao nắng, Phạm Văn Hảo (SN 1989) ngồi trên xe lăn, ngẩng cao đầu và mỉm cười, ánh mắt sáng ngời lấp lánh. Nhưng ngay phía dưới khuôn mặt điển trai, rạng rỡ ấy là một tấm áo giáp bó cứng nửa trên của cơ thể, còn vị trí từ vùng bụng trở xuống hoàn toàn trống không. “Em bị tháo bỏ toàn bộ đôi chân và vùng hông rồi, cái phần cơ thể giúp em ngồi dựa được như thế này là được tái tạo từ đùi chuyển lên đấy, cũng chỉ có xíu xíu để tựa ngồi thôi. Còn xương sống cũng hỏng nhiều rồi, nên bỏ áo giáp ra là phần còn lại của cơ thể em cũng sụn xuống ngay”, Hảo bình thản nói, như để xua tan sự xót xa, có phần hoảng hốt của những người lần đầu gặp mặt.

Hảo khổ từ tấm bé. Năm 9 tuổi em đã mồ côi mẹ. Nhà nghèo, bố em ốm yếu quanh năm, người chị gái hơi dại đã đi lấy chồng xa xứ, nên Hảo bỏ học đi làm thuê ở mỏ đá nuôi bố. Năm 2008, mỏ đá sập, Hảo bị liệt hai chân, phải nằm một chỗ. Hai tháng sau tai nạn thảm khốc ấy, cha Hảo cũng lìa đời, để lại cậu con trai tàn tật trong căn nhà rách nát. “Em đã nằm bất động trên chiếc giường đó 4 năm. Cuối ngày, bà chủ của mỏ đá vào bê chậu phế thải đi đổ, còn chú thím sống cạnh nhà mang cho ít thức ăn. Em cứ ước mình sẽ ngủ thiếp đi mãi mãi, mà không được. Rồi em được gặp mẹ”, Hảo nhớ lại.

Người mẹ mà Hảo nhắc tới chính là cô Đinh Thị Thương (xóm 7, thị trấn Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên). Đầu năm 2015, cô Thương cùng vài phụ nữ xứ đạo đến thăm Hảo. Trong căn nhà tối om, bốc mùi hôi thối, cô nhìn thấy cậu thanh niên mặt mũi khôi ngô nằm bất động trên chiếc giường được khoét thủng một lỗ, dưới gầm giường là một chậu phế thải lẫn chất dịch, ruồi nhặng bay đầy. Cô nhấc Hảo lên, da thịt của em bong tróc, dính vào dát giường, một lỗ hoại tử xuất hiện gần xương cụt. “Thằng bé nằm lâu quá không được ai lau rửa nên hoại tử hết rồi”, cô Thương vừa khóc, vừa lau rửa cho Hảo. Kể từ đó, cô Thương năng qua lại, lau rửa và đem thức ăn cho Hảo. Đi lại nhiều vất vả, cô trình Cha xứ đón em về Giáo xứ Đại Từ để tiện bề chăm sóc. Tới tháng 6/2015, Hảo có vẻ mệt, người gầy guộc, vết hoại tử có dấu hiệu lan rộng, cô Thương lại xin cha xứ cho đón em về nhà để cô làm thủ tục nhập hộ khẩu và chính thức nhận Hảo làm con nuôi.

Mẹ sẽ theo con đi suốt cuộc đời

Nhà cô Thương có 5 người con, hai vợ chồng làm ruộng và trồng chè, cuộc sống còn nhiều khốn khó. Con trai đầu của cô Thương bị động kinh, chẳng làm được gì, còn hay nổi cáu. Giờ thêm Hảo, gánh nặng như tăng thêm bội phần. “Ngày đưa em từ giáo xứ về, em loét hết, vết hoại tử lan nhanh kinh khủng, em sốt miên man. Cô đem em đến bệnh viện ở Thái Nguyên thì bác sỹ trả về, bảo nhìn thấy cả ruột rồi. Cô rửa vết thương cho em thì những đốt xương sống lăn ra như xương hầm…”, cô Thương kể. Nhưng “còn nước còn tát”, cô Thương quyết định đưa Hảo đi Hà Nội, dù cả đời chưa từng biết tới Thủ đô. Cô vét sạch tiền bạc trong nhà, bà con thiện nguyện góp cho 5 triệu đồng, hai mẹ con bắt xe lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 22h đêm thì đến bệnh viện, các bác sỹ hội chẩn ngay trong đêm, gạt hết chỗ đã hoại tử đi. Do phần xương sống hỏng nhiều, phần chân không còn cảm giác, các bác sỹ buộc phải cắt bỏ đôi chân của Hảo, lấy phần thịt, da đùi đặt vào chỗ mông, sau đó chạy vách để hút dịch ra và hút thịt đầy lên.

Do xương sống của Hảo đã mất nhiều, nếu làm nẹp thì cả 1 khoảng trống không có độ bám, nó sẽ bửa ra, nên bác sỹ tư vấn cho gia đình may cái áo giáp để nâng đỡ cơ thể cho em. Lại một lần nữa, cô Thương vét sạch của nả được 7 triệu đồng đi mua áo giáp cho Hảo. Nhưng giá một áo giáp 12 triệu đồng, cô Thương lại chạy vạy, trình bày, kêu gọi để cơ sở làm áo giáp hỗ trợ Hảo 2 triệu đồng, còn các cá nhân thiện nguyện gom góp được 5 triệu đồng.

“Hảo có tiền hỗ trợ khuyết tật 540 nghìn đồng/tháng, tiền chăm nom của cô là 270 nghìn đồng/tháng, nhưng cũng chả đủ mua bỉm và băng. Giờ cứ Hảo đi đến đâu, cô lại lo tiếp đến đấy, chứ nhà cạn sạch tiền rồi, chả tính được. Có lần vào bệnh viện, nữ bác sỹ thương quá cho Hảo 1 triệu đồng, hôm sau mẹ bác sỹ biết chuyện vào thăm Hảo lại cho 500 nghìn đồng nữa, rồi bệnh nhân cũng góp tiền cho”, cô Thương nói.

Do các vết thương hở đã khép da miệng, nhưng bên trong cơ thể Hảo vẫn rỗng toác, nên em rất dễ bị sốt, nhiễm bệnh. Tháng 8/2016, sau một lần phẫu thuật, em nhiễm trùng máu, sốt lả ra. Rồi qua Tết 2017, em bị áp xe phổi, cũng sốt gần 2 tháng. “Những lần đấy, mẹ thức thâu đêm vì em, mệt quá mẹ ngủ lả đi thì tay vẫn đặt trên ngực em. Cứ tỉnh dậy, em lại bảo thôi mẹ con mình về đi, con không sống được đâu, mẹ vất vả vì con quá. Nhưng mẹ bảo, mẹ vất vả cũng không bằng đau đớn của em được. Mẹ đã vì em mà cố gắng, em cũng phải cố gắng hết mình vì mẹ”, Hảo nói.

Trìu mến nhìn con, cô Thương kể, mỗi khi con sốt, cơ thể Hảo tím đen, tay như que kem, vật mình như con cá vật đẻ, nhưng cứ cắn môi không kêu khóc. “Em can trường lắm, chả kêu than bao giờ. Tuần tới, Hảo sẽ tiếp tục mổ, chạy vách. Cô chỉ mong có sức khỏe để chăm em, rồi em khỏe hơn để hai mẹ con có thể về nhà. Cô bỏ bê nhà cửa và đàn con cho chú lâu nay rồi”, cô Thương tâm sự.

Danh mục: Cha

Bài viết cùng chủ đề: