Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
121 lượt xem

Ông chủ “hãng ô tô đầu tiên” của Việt Nam Vinaxuki gánh trên mình khối nợ 2.800 tỷ ở tuổi 80: Phải bán hết nhà, phải nuôi gà cầm cự sống qua ngày

Ông chủ hãng sản xuất xe hơi đầu tiên tại Việt Nam Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên hiện nay đã hơn 80 tuổi. Sau thời gian vàng son, giờ đây ông phải sống dựa vào tiền lương hưu 6 triệu đồng/tháng và gánh trên người số nợ 2.800 tỷ đồng.

Thời kỳ vàng son, cứ mỗi chiếc xe ông bán ra là ông Bùi Ngọc Huyên lãi tới 100 triệu đồng, bằng cả gia tài của một gia đình khá giả ở Hà Nội. Nhưng ông nói, sự nghiệp của ông xuống dốc nhanh khi bị nhiều hãng xe khác cạnh tranh, ngân hàng làm khó, để đến cuối đời, ông đang gánh món nợ 2.800 tỷ đồng.

Được biết, Vinaxuki từng là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành sản xuất xe hơi ở Việt Nam. Doanh nghiệp này đã xây dựng được nhà máy sản xuất ô tô vào năm 2004 với công suất 20 nghìn xe/năm.

 Thời hoàng kim, ông thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm nhờ bán xe ô tô

Giai đoạn 2006-2009 được xem là “thời kỳ hoàng kim” của Vinaxuki khi thu về lợi nhuận khủng dù chỉ nhập linh kiện về lắp ráp ô tô và sản xuất chủng loại các thùng xe tải. Có những năm Vinaxuki thu lãi lên tới 160 tỷ đồng.

Với quyết tâm sản xuất bằng được chiếc xe của người Việt Nam, ông Huyên không nhập phụ tùng về lắp ráp mà tự mình “đi rất nhiều nước trên thế giới” có nền công nghiệp ô tô hiện đại như Đức, Nhật, Hàn Quốc, Nga để tìm hiểu, học hỏi các làm xe hơi.

Có những năm, Vinaxuki lãi tới 160 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2018, khi nhận thấy cách làm này không thể bắt kịp các nước trong khu vực ông Huyên đã chuyển hướng làm.

Quyết tâm đầu tư, sản xuất, nhà máy sản xuất ô tô Vinaxuki bắt đầu có chỗ đứng. Quy mô sản xuất không chỉ dừng lại ở khu sản xuất hơn 100 ha ở Mê Linh (Hà Nội), ông Huyên còn về tỉnh Thanh Hóa xin đất, mở nhà máy sản xuất xe tải nặng, quy mô khoảng 71 ha đất.

Khung cảnh vắng lặng bên ngoài khu nhà máy

Năm 2006 – 2008 bán xe tải rất mạnh. Ở Sài Gòn, Vinaxuki bán được 100 chiếc thì doanh nghiệp ô tô khác chỉ bán được 6 chiếc. Vinaxuki bán xe tải nặng 4 cầu giá 900 triệu, xe này có động cơ Đông Phong liên doanh với Mỹ, tỷ lệ nội địa hóa 27%, cứ mỗi xe xuất xưởng là lời 100 triệu. Trong khi đó, các loại xe tương tự như nhập khẩu và phân phối có giá bán 1,3 – 1,4 tỷ đồng.

Năm 2009, các tập đoàn sản xuất ô tô lớn của thế giới tìm đến Mê Linh xin hợp tác với Vinaxuki, trong đó, tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc sẵn sàng bỏ ra 1.400 tỷ đồng để mua 49% cổ phần của Vinaxuki. Tuy nhiên, hợp đồng này chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ, vì lúc đó Luật Doanh nghiệp mới chưa có, sản xuất ô tô là ngành nghề có điều kiện nên ông ông Huyên không thể bán vốn cho đối tác ngoại. Ông nói, lúc đó nhà máy nợ ngân hàng 600 tỷ, nếu bán 49% cho Hyundai thì trả hết nợ và thừa tiền làm ô tô.

Năm 2013, ông Huyên cho con trai lên làm Tổng giám giám đốc Vinaxuki. Nhưng “thằng này thật thà, không biết mánh lới gì”. Trong việc tái cơ cấu nợ gửi ngân hàng, con trai ông Huyên trình với ngân hàng là xe có động cơ 1.2 có giá bán chưa đến 200 triệu đồng, xe 1.5 giá bán 300 triệu đồng, mức giá này chỉ bằng một nửa so với thị trường lúc đó.

Giấc mơ ô tô của ông Huyên cũng dừng lại ở đó, khi việc tái cơ cấu nợ không được chấp thuận, các tài sản thế chấp bị ngân hàng báo nợ, bán đấu giá để thu hồi vốn. Thậm chí ông đã làm đơn tố những người có trách nhiệm tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã khiến ông như vậy.

Tuy nhiên, vì chiến lược sai lầm cùng gánh nặng nợ khiến tham vọng này chỉ đi được nửa chặng đường. Cuối cùng sau bao biến cố, giấc mơ của ông Bùi Ngọc Huyên bị đổ bể, người đàn ông này còn gánh trên người số tiền nợ hàng nghìn tỷ đồng dù tuổi đã xế chiều.

Ông từng chia sẻ: “Để có tiền trả nợ, tôi đã phải bán cả nhà, nhà của tôi ở Láng Hạ được phân cho và cả nhà căn nhà của con gái tôi…Giờ tôi không còn gì, kể cả một mét vuông nhà cũng không còn, hiện tôi đang ở trong nhà khách của công ty”.

Những xe sản xuất dở ngày xưa giờ đây chỉ còn là sắt vụn

Đến cuối đời, người đàn ông này sống dựa vào khoản lương hưu 6 triệu đồng và số tiền kiếm được không thường xuyên từ đàn gà nuôi trong nhà xưởng. Ông phải gánh trên đôi vai gần số nợ 2.800 tỷ đồng, sống tạm trong ngôi nhà nằm tại nhà máy của Vinaxuki ở Mê Linh.

Nhắc đến Vinaxuki, người ta tiếc nuối cho một thời hoàng kim và cả tham vọng muốn xây dựng thương hiệu Việt. Tuy nhiên, câu chuyện của ông cũng là bài học cho những nhà khởi nghiệp khi muốn bắt đầu một lĩnh vực mới.

Tổng hợp

Danh mục: Xe

Bài viết cùng chủ đề: