Với hơn 100 ha nuôi con vật này, mỗi tháng chủ doanh trại thu về doanh thu hơn 4 tỷ đồng.
Trùn quế (hay còn gọi giun quế) là giống “giun quý” là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cung cấp cho hoạt động chăn nuôi và trồng trọt. Trong trùm quế có nhiều thành phần dinh dưỡng với nhiều loại acid amin khác nhau giúp kích thích sự sinh trưởng tự nhiên của gia súc, gia cầm và đặc biệt là không gây hại cho môi trường.
Với xu hướng “nông nghiệp sạch”, nông nghiệp bền vững mà hiện nay các chế phẩm từ việc nuôi trùn quế được tận dụng triệt để trong công tác chăn nuôi và trồng trọt tại nước ta. Cũng chính vì vậy mà công việc nuôi trù quế trở nên vô cùng hot. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân miền Tây mà còn khiến nhiều người “đổi đời”, làm giàu nhờ nuôi trùn quế.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, dù đã tìm được cho mình công việc ổn định đúng nghề với mức lương hơn chục triệu đồng/tháng anh Tạ Thành Vinh (36 tuổi, Châu Thành, Tiền Giang) vẫn quyết định bỏ việc về quê lập trang trại nuôi trùn quế.
Ban đầu, trang trại của anh Vinh khá nhỏ, chỉ khoảng 1000m2, gồm vách tường có chiều cao 4- 6cm, dưới nền lót cát hoặc đất dày 5cm và thêm một lớp lưới mỏng. Đất phải đạt các yêu cầu về độ tơi xốp, sạch, nhiều dinh dưỡng. Trùn quế ưa thích nhiệt độ ấm áp, thường từ 20 – 25 độ C, phải chuẩn bị nhiều phương pháp để ủ ấm như đèn sưởi, bạt chắn gió để đảm bảo trùn quế không ngủ đông nếu gặp thời tiết lạnh. Anh Vinh cho biết việc xây dựng chuồng nuôi rất quan trọng, chiếm 50% hiệu quả trong việc nuôi trùn quế. Chuồng trại chiếm 50% tỷ trọng thành công của nghề nuôi trùn quế.
Sau công đoạn làm chuồng thì việc nhân giống và nuôi trùn quế cũng không có gì phức tạp. Anh tận dụng phế phẩm thực vật như rau quả dập hư… rồi xử lý bằng công nghệ lignin để thu đạm thực vật và lấy đạm này nuôi trùn. Sử dụng thêm men vi sinh nhập khẩu từ Israel cộng với mật mía đường ủ hơn 3 tuần cho ăn.
Anh Vinh tiết lộ “Thức ăn của trùn quế rất đa dạng, như phân gia súc, gia cầm; rơm rạ, cỏ khô, rau quả…. Trong đó, phân tươi của bò, trâu là món “khoái khẩu” của trùn quế. Còn phân gà, heo, vịt thì cần phải ủ trước khi cho trùn quế ăn vì chúng chứa hàm lượng đạm cao, có thể gây ngộ độc. Với công nghệ chăn nuôi này, hiệu suất trùn thịt đạt đến 2 kg/m2, gấp 2 lần phương pháp nuôi thông thường”.
Sau khi phân trùn quế hình thành, anh Vinh sẽ tiến hành tách trùn quế và phân của chúng để đem bán. Sau khi gạt bỏ lớp phân bên trên, những con trùn quế vì sợ ánh sáng sẽ chui xuống sâu hơn. Lần lượt gạt hết lớp phân của chúng sẽ lấy được trùn quế. Tuy nhiên phải giữ lại lớp phân ở trên cùng để tiếp tục nuôi dưỡng trùn quế, giống như chất nền, giúp loại sinh vật này sinh trưởng nhanh hơn.
Phân trùn sau khi tách xong sẽ được đóng gói và vận chuyển đến các đại lý trong vùng. Sau dần, nhiều cơ sở ở xa cũng tìm đến trang trại của anh Vinh để tìm nguồn cung để làm phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất. Chính vì vậy mà đặt ra một nhu cầu thiết yếu cho trang trại của anh Vinh là hình thức lưu trữ và vận chuyển đi xa. Nhiều năm trở lại đây, anh Vinh cho thử nghiệm phương pháp cất giữ đông lạnh. Trùn quế đông lạnh có ưu điểm là giữ tươi được lâu mà chất dinh dưỡng hầu như vẫn nguyên vẹn.
Nhu cầu của thị trường về trùn quế ngày càng cao khiến trang trại nuôi trùn quế của anh Vinh phát triển không ngừng. Từ 1000m2 ban đầu, giờ anh Vinh đã có 4 trang trại với tổng diện tích lên tới 100 ha, cho nguồn thu từ 500 tấn phân trùn quế, 15 tấn trùn thịt mỗi năm. Với giá 3,5 – 5triệu đồng/tấn phân trùn quế, giá 50.000 – 60.000 đồng/kg trùn thịt, mỗi tháng trang trại của anh Vinh có thu nhập hơn 4 tỷ đồng. Ngoài việc nuôi trùn quế và lấy phân, anh Vinh còn làm ra gần 20 sản phẩm từ phân trùn: Phối trộn tạo ra đất sạch, phân trộn, phân trùn nén viên, phân rơm…
Ông Phan Hữu Minh (Châu Thành, Tiền Giang) là khách hàng thân thuộc của trang trại anh Vinh nhiều năm nay, ông chủ yếu lấy phân trùn quế làm phân bón sinh học cho vườn trái cây tại nhà. “Phân trùn quế lỏng có tác dụng như loại phân bón lá rất tốt, có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh. Dùng phân trùn quế trộn với đất sẽ bảo đảm cho cây phát triển trong 3 tháng mà không cần bất cứ phân nào khác”, ông cho biết.
Hiện tại, người nông dân đang phải chi trả từ 30-40 triệu tiền phân bón hóa học cho một ha đất trồng các loại cây ăn trái như vườn nhà ông Minh, trong khi với phân trùn quế, họ chỉ cần trả từ10-20 triệu đồng. Ngoài ra, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng sử dụng trùn quế (thịt) làm thức ăn cho vật nuôi. Đây là một nguồn thức ăn sạch và vô cùng bổ dưỡng, giúp tăng năng suất và chất lượng thành phẩm gia súc, gia cầm với chi phí thấp hơn so với các chế phẩm khác.
Không chỉ làm giàu nhờ nghề nuôi trùn quế, trang trại của anh Vinh còn đang tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con lao động tại Châu Thành, Tiền Giang. Hiện tại, anh Vinh còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm về việc phát triển nông nghiệp sạch, tích cực vận động các bạn trẻ khởi nghiệp tham gia vào việc sản xuất phân bón hữu cơ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại địa phương mình.
- 3 hành vi trên bàn ăn của những đứa trẻ vô văn hóa, không có tiền đồ, bố mẹ cần phải sửa sớm
- Hòa Bình: “Lợn ăn lá khoai, nhai cây chuối” là giống lợn gì mà tết là đại gia, nhà giàu “săn lùng”?
- Ngoại tình, gian dâm và những hình phạt tàn nhẫn thời phong kiến
- 14 cán bộ Công an Hà Nội cứu thanh niên 20 tuổi nhảy cầu Long Biên
- “Trùm buôn” xế sang Phan Công Khanh lừa mang siêu xe của nữ đại gia đi cắm