Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
120 lượt xem

Nuôi con gì mà nhàn tênh, không mất công chăm, thả cho ăn tạp la liệt trên núi, bán một con có ngay 5 triệu đồng

Anh Đoàn Văn Hoài, ở thôn Trung Thuận, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) và anh Triệu Chòi Lụa, thôn Tân Minh, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có thu nhập trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi dê thả trên núi.

Là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnɦ cao sinh sản nhanh, dê hai năm sinh sản khoảng 3 lứa, mỗi lứa từ 2 đến ba con. Bên cạnh đặc tính dễ dãi trong ăn uống và thuận lợi trong dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, thì dê còn là con vật dễ nhân đàn.

Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến 12 tháng, thời điểm này con dê sẽ đạt trọng lượng từ 30–35 kg/con. Trung bình một năm dê cái sinh 02 lứa, mỗi lứa từ 2 – ba con, mỗi lứa, dê mẹ thường đẻ 4-6 con nên đàn dê cũng vì thế mà tăng số lượng nhanh chóng.

gia đình anh Triệu Chòi Lụa, dân tộc Dao ở thôn Tân Minh, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) mỗi năm cho thu nhập trên 400 triệu đồng nhờ nuôi dê trên núi

Tận dụng địa thế đất đồi, rừng của gia đình rộng trên 7 ha, từ năm 2015, anh Triệu Chòi Lụa đã khởi nghiệp phát triển chăn nuôi 15 đôi dê. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên đàn dê của gia đình chậm lớn, một số con bị cɦết do dịch bệnɦ. Không nản chí, anh Lụa đi tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi dê của những gia đình thành công trên địa bàn.

Bên cạnh đó, anh tìm đến cơ quan chuyên môn của huyện như Phòng Nông nghiệp, Trạm Thú y để học hỏi kiến thức nuôi và phòng trừ dịch bệnɦ trên đàn dê. Từ những kiến thức học hỏi thực tế qua các mô hình nuôi dê thành công và kiến thức từ các cơ quan chuyên môn, anh Lụa dần mở rộng quy mô phát triển đàn dê của gia đình. Từ năm 2018 đến nay, đàn dê của gia đình anh Lụa luôn duy trì từ 120 đến 140 con.

Ngoài phát triển chăn nuôi dê quy mô hộ gia đình, trong những năm qua, anh Lụa đã liên kết với một số hộ chăn nuôi dê của thôn Tân Minh để cùng nhau phát triển đàn dê của thôn theo hướng hàng hóa. Theo anh Lụa, khi đã cùng liên kết chăn nuôi dê với các hộ gia đình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cùng nắm bắt được nhu cầu của thị trường và không bị tư thương ép giá. Ngoài ra khi đã liên kết chăn nuôi, các hộ gia đình sẽ hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnɦ, nguồn thức ăn và giống khi cần thiết…

Để phát triển nuôi dê thành công, anh Lụa xây dựng 5 dãy chuồng nuôi dê riêng biệt nhằm đảm bảo mật độ dê hợp lý khi nuôi nhốt. Anh Lụa chỉ chăn thả dê lên đồi rừng trong những ngày trời nắng, những ngày trời mưa, dê được nuôi nhốt và cho ăn bổ sung từ nguồn cỏ trồng trong vườn rừng và được bổ sung thêm thức ăn tinh như: Cám gạo, bột ngô và một số khoáng chất…

Theo anh Lụa, để nuôi dê thành công phải bảo đảm môi trường chăn nuôi an toàn dịch bệnɦ. Người chăn nuôi phải phun tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ từ 10 – 15 ngày một lần; hàng ngày phải thu dọn vệ sinh; rắc vôi bột trên nền chuồng định kỳ mỗi tuần một lần; ngoài ra còn phải tiêm phòng một số loại vacxin để phòng trừ dịch bệnɦ trên đàn dê.

Thức ăn cho dê phải bảo đảm khô ráo, sạch và không bị ẩm mốc. Nếu dê ăn phải cỏ còn dính sương đêm thì thường bị bệnɦ chướng bụng đầy hơi. Vì vậy, khi chăn thả dê không nên thả sớm mà chỉ nên thả lên đồi khi cỏ đã khô sương.

Khi được hỏi về thu nhập, anh Lụa cho biết: Trong một năm, gia đình thường xuất bán dê thành 3 đợt, mỗi đợt bán từ 35 đến 40 con. Bình quân mỗi con có trọng lượng từ 40-45 kg, giá bán từ 90.000-110.000 đồng/kg, như vậy mỗi con dê bán được khoảng từ 4 triệu – 4.5 triệu đồng. Từ năm 2018 đến nay, mỗi năm tổng thu nhập từ bán dê của gia đình vào khoảng từ 420 – 450 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, lãi từ 280 – 300 triệu đồng mỗi năm.

Cũng nhờ nuôi dê thả trên núi, anh Đoàn Văn Hoài, ở thôn Trung Thuận, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng

Năm 2014, sau khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi dê, để ý đến đặc điểm dê có thể ăn hầu hết các loại lá cây rừng, anh Hoài đầu tư 70 triệu đồng vào tỉnh Bình Thuận mua 1 con dê đực và 32 con dê cái về nuôi. Xã Mỹ Chánh Tây có núi với nhiều loại cây bụi thấp và một số hồ nước phù hợp với việc nuôi dê nên anh Hoài đưa dê lên núi chăn thả.

Thời gian đầu mới đem về, do sống ở môi trường mới, chưa quen thung thổ và anh Hoài cũng chưa thạo việc chăm sóc nên có tới gần nửa đàn mắc bệnɦ rồi cɦết. Không nản chí, anh Hoài lại vay vốn để mua thêm dê về nuôi tiếp.

Năm 2016, đàn dê của anh phát triển tốt và bắt đầu sinh sản. Tuy nhiên, do không có chuồng trại, sinh sản ở trong rừng nên một số dê con bị thú rừng ăn mất. Sau đó, khi đàn dê sinh trưởng và phát triển ổn định, anh Hoài làm dần chuồng trại theo hướng cuốn chiếu.

Trung bình mỗi năm dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 – 2 con, dê con nuôi khoảng 8 tháng có thể đạt trọng lượng từ 25 – 30 kg/con, có thể xuất bán. Hiện nay, đàn dê của anh Hoài đã lên hơn 170 con, gồm 2 loại: Dê Bore và dê Bách Thảo.

Đặc điểm của dê Bore là phát triển tốt, tăng trọng nhanh nhưng chịu nắng kém, còn dê Bách Thảo thì chịu nắng tốt hơn, tất cả đang được nuôi thả theo kiểu bán hoang dã. Ban ngày thì chúng tự đi kiếm ăn trên núi, ban đêm chúng tự tìm về chuồng để ngủ.

Với cách nuôi dê này, thịt dê do anh Hoài cung cấp ít mỡ, vị thơm ngon, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Năm qua dù gặp nhiều khó khăn nhưng anh Hoài vẫn lãi được hơn 120 triệu đồng từ việc nuôi dê.

Bài viết cùng chủ đề: