Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi, với giá bán tổ yến luôn ở mức cao và đầu ra ổn định, các hộ nuôi trở lên giàu có.
Nhờ nuôi chim yến mà ông Phạm Tiến Dũng và ông Lã Văn Phóng ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đang có thu nhập từ vài trăm đến hàng tỷ đồng mỗi năm
Năm 2014, khi 8ha hồ tiêu của gia đình bị cɦết vì bệnɦ, ông mày mò tìm hướng làm kinh tế mới. Nhận thấy Chư Sê có nhiều tiềm năng để nuôi chim yến, ông mạnh dạn đầu tư và đã thành công.
“Tháng 10/2014 gia đình xây căn nhà 90m2 để nuôi yến, sau 8 năm từ diện tích này đã cho sản lượng trên dưới 20 kg tổ yến mỗi tháng. Từ thành công bước đầu, gia đình đã mở rộng diện tích nuôi yến đến nay đã trên 1.000m2 xung quanh nhà. Yến nuôi cho thu hoạch tổ chủ yếu từ căn nhà đầu tiên và căn thứ hai, căn thứ hai có diện tích 300m2 cho thu 7 -8 kg tổ yến mỗi tháng. Làm yến đòi hỏi thời gian dài và sự kiên trì, những năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba sản lượng thu rất ít nên phải các năm sau sản lượng mới tăng lên. Điều bất ngời lớn nhất là từ đầu năm 2022, giá tổ yến đã tăng lên tới 24 – 25 triệu đồng/kg tổ yến thô”, ông Dũng cho biết.
Tương tự, gia đình ông Lã Văn Phóng, trú tại thị trấn Chư Sê cũng có thu nhập ổn định từ nuôi chim yến. Năm 2016, ông đầu tư hơn 300 triệu đồng xây dựng nhà nuôi yến với ván ốp trần, thiết bị âm thanh dẫn dụ, máy tạo độ ẩm và nhiệt độ để yến tìm đến ở. Sau 6 năm nuôi, hiện bình quân mỗi tháng ông Phóng có thu nhập hơn 100 triệu đồng từ thu hoạch tổ yến.
“Từ năm 2016 khi có ý định nuôi yến, mình đã xuống Ayun Pa đăng kí với Công ty yến Khánh Hòa và về làm thử mô hình đầu tiên với diện tích 120m2. Qua 6 năm kiên trì, năm vừa qua mình đã bắt đầu có thu nhập khi sản lượng tổ yến đạt 50 – 60 kg. Nuôi yến chỉ mất đầu tư ban đầu, sau cứ có sản phẩm là thu, mỗi tháng hết 200.000 – 300.000 tiền điện nước, tương tự như nghề làm hồ tiêu, cà phê phải 2 – 3 năm mới bắt đầu có thu”, ông Phóng chia sẻ.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Chư Sê đã có gần 230 nhà yến, sản lượng khoảng 50kg tổ yến thô/tháng. Với giá thị trường từ 20 – 24 triệu đồng/kg, thu nhập của mỗi hộ nuôi yến sẽ dao động từ 20 – 70 triệu đồng/tháng, cá biệt có hộ thu đến vài trăm triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Tú (SN 1989), xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) nhờ nuôi hơn 5.000 con chim yến tại nhà, mỗi năm anh có thu nhập tiền tỷ
Những ngày tháng làm việc ở miền Nam giúp Tú tình cờ biết đến mô hình nuôi chim yến trong nhà mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Nha Trang – Khánh Hòa. Không do dự, anh quyết định nghỉ công việc làm thuê hiện tại tìm đến các cơ sản xuất yến tại Nha Trang để học tập. Khi xin được việc Tú rất vui, vui vì vừa có lương lại vừa học hỏi được nhiều điều liên quan tới nghề nuôi yến này.
“Ban đầu tôi xin đi làm thợ phụ giúp xây nhà yến cho khách hàng ở các nơi. Sau khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm từ việc xây dựng, lắp đặt, quy trình dụ yến về tổ… tôi quyết tâm mang nghề này về quê hương lập nghiệp”, anh Tú chia sẻ.
Năm 2013, anh xin bố mẹ xây dựng khu nhà yến. Lúc này khái niệm nuôi chim yến trong nhà đang rất xa lại, nhiều người trong làng còn bảo anh là “điên”.
Theo anh Tú, nuôi chim yến tại nhà không khó. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nhà yến phải tuân thủ nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật thì yến mới đến sống và làm tổ. Môi trường trong nhà yến là yếu tố tiên quyết đến thành công hay thất bại của việc nuôi.
Do đó, khi nào trong nhà yến cũng phải đảm bảo duy trì độ ẩm từ 80 đến 90%, nhiệt độ khoảng 30 độ C, trần nhà nuôi yến không quá cao, diện tích các phòng không quá rộng, cách bài trí trần càng giống hang động tự nhiên, càng nhiều ngóc ngách càng tốt.
Anh Tú chia sẻ, mặc dù đã có nhiều năm kinh nghiệm, nhưng khi bắt tay vào nuôi anh cũng gặp phải một sự cố khiến nhiều con chim yến cɦết một lúc. Những ngày đầu, chim yến về làm tổ rất đông, sinh sản định kỳ. Nhưng khi cái lạnh của mùa đông tràn về cũng là lúc chim yến lăn ra cɦết.
“Xem lại toàn bộ quy trình xây nhà và các yếu tố khác, tôi thấy hoàn toàn đúng kỹ thuật. Sai sót một điều là vị trí địa lý, thời tiết khí hậu ở các vùng miền khác nhau. Do chim yến không chịu được lạnh, nên tôi phải khắc phục bằng việc lắp đặt hệ thống lò sưởi để chim được ấm qua mùa đông”, anh Tú cho biết.
Cũng sau bài học kinh nghiệm này, anh Tú đã thành công với mô hình nuôi chim yên trong nhà. Hiện nhà yến của anh đang tạo nơi trú ngụ cho hơn 5.000 con chim yến. Mỗi năm anh duy trì bán được khoảng 50 đến 60kg yến thô, giá bán giao động từ 20 đến 25 triệu đồng/kg, mỗi năm anh thu về tiền tỷ.
Năm 2017, anh Tú phát triển thêm 12 dòng sản phẩm như: yến chưng, yến rút lông khô xuất khẩu, tổ yến sợi, tổ yến tinh chế… mỗi tháng doanh thu hơn 500 triệu.
- Đội vận hành cao tốc nhiều lần rình bắt trẻ nhỏ ném đá ôtô
- Có nên vay để bắt đáy bất động sản khi nợ 9 tỷ đồng?
- "Ngồi lưng cọp" vì vay tiền mua giá đỉnh 5.000 m2 đất: Hên thì ăn đậm, không hên thì ôm nợ.
- Con cái ra đời để "trả ơn hay đòi nợ" cha mẹ?
- Cha bỏ đi biệt tích, mẹ ngờ nghệch nối gót đi theo bỏ đứa bé “đỏ hỏn” khóc ngất bên ông bà già yếu