Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
103 lượt xem

Nông dân chia sẻ những bí quyết nuôi ốc lạ, dù mùa đông giá rét ốc vẫn sinh sôi thu nửa tỷ mỗi năm

Nhiều mô hình nuôi con ốc đặc sản này cho hiệu quả kinh tế rất cao nhờ những bí quyết độc đáo. Trong đó nổi bật là việc đưa con ốc nuôi trên ruộng cạn, chăm ốc vượt giá rét vẫn phát triển đều… Đây là những mô hình cho hiệu quả với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Mang ốc nhồi lên ruộng cạn thu trăm triệu mỗi tháng

Sinh ra ở xứ voi (xã Ea Bar, H.Buôn Đôn, Đắk Lắk) nhưng anh Huỳnh Ngọc Hội lại làm công việc “khác người” đi đào ao trên nương cằn để nuôi ốc nhồi đặc sản. Loài ốc chỉ ăn lá, ăn cỏ cứ đẻ sòn sòn, khiến anh Hội liên tục đào ao. Giờ trại nuôi ốc đã mở rộng 2.000 m2, mỗi tháng thu về hàng trăm triệu đồng.

Anh Huỳnh Ngọc Hội đã tận dụng diện tích nương rẫy của gia đình đào một loạt ao nhỏ để nuôi ốc, dưới đáy ao lót bạt chống thấm, nguồn nước lấy từ giếng trong vườn. Mỗi ao rộng khoảng 20 m2 nuôi từng lứa ốc có độ sinh trưởng khác nhau để tiện chăm sóc, theo dõi.

Thời gian đầu ốc chết nhiều, anh hội tiếp tục mày mò, tìm hiểu dần dần rút kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật nuôi, cho ốc đẻ lấy trứng, ươm trứng nở để bán giống và nhân nuôi ốc thịt. Đến nay, Hội đã mở rộng diện tích nuôi ốc lên đất rẫy, tổng cộng gần 2.000 m2, ao nuôi của anh luôn có khoảng 1 tấn ốc nhồi thương phẩm cùng 30 – 40 vạn ốc giống.

Mỗi tháng, anh Hội xuất bán được 10 vạn ốc giống với giá 300 đồng/con. 4 tháng một lần anh bán ra thị trường 1 tấn ốc thương phẩm, với giá bình quân 65.000 đồng/kg. Còn trứng ốc bán làm giống có doanh thu khoảng 30 triệu đồng/tháng, lúc nhiều thu đến 100 triệu đồng/tháng. Hội cho biết doanh thu mỗi năm từ nuôi ốc của anh hơn nửa tỉ đồng.

Làm thứ bỏ đi thành nguồn thức ăn cho ốc

Trở lại với trại nuôi ốc của anh Huỳnh Ngọc Hội, một trong những bí quyết thành công là biết tận dụng nguồn thức ăn sẵn có. Ốc bươu đen là loài không kén chọn thức ăn, chúng có thể ăn tất cả những thứ lá có sẵn trong vườn nhà như lá sắn tàu, xơ mít, bèo tấm, bèo cái, thân cây chuối, rau muống dọc khoai nước …đều có thể là nguồn thức ăn của ốc.

“Thức ăn cho ốc dễ kiếm ở vườn rẫy, gồm các loại rau, củ, quả, thậm chí bỏ đi cũng có thể tận dụng cho ốc. Ao nuôi phải được thay nước, làm sạch bèo định kỳ, dùng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao; chú ý không để thừa thức ăn của ốc gây ô nhiễm ao”, Hội chia sẻ.

Theo kinh nghiệm một số người nuôi ốc nhồi, thức ăn trước khi thả xuống ao cho ốc cần phải được phơi trên bờ một ngày để cỏ và rau héo héo để ốc bươu ăn được nhiều và tránh làm thối nguồn nước trong ao nuôi.

Người nuôi cũng cần lưu ý, về mùa hè, nước ao rất nóng, ốc nhồi không bám được vào thảm thực vật và nguồn thức ăn trên mặt ao. Chúng sẽ phải chìm xuống đáy ao tìm mát, đến tận đêm khuya nước mặt ao dịu mát trở lại chúng mới bò lên ăn. Những ngày này ốc không được tiếp nhận nguồn thức ăn liên tục nên sẽ chậm lớn, giảm năng suất.

Cách giữ ấm cho ốc trong mùa đông vẫn sinh sôi

Là hộ nuôi ốc quy mô lớn ở xã Đại Thắng (Tiên Lãng, Hải Phòng), anh Lương Hoài Giang từng đối mặt với khó khăn trong mùa đông. Thời điểm này, nhiệt độ xuống thấp kèm theo mưa, sương muối nhiều. Nếu để ốc nhồi dưới ao thì tỷ lệ rủi ro rất lớn, ốc có thể cɦết hàng loạt là khó tránh khỏi.

Sau nhiều năm tìm tòi kỹ thuật nuôi ốc nhồi, anh Lương Hoài đã tự đúc rút ra cho mình những kinh nghiệm để giữ ấm và bảo toàn cho ốc bươu đen vượt đông một cách dễ dàng.

Theo anh Giang, có hai cách để ốc bươu vượt đông an toàn đó là, khi chớm đông anh sẽ tiến hành tháo cho nước ra vào trong ao hàng ngày theo con nước. Nhưng phải tháo một cách nhẹ nhàng từ từ, kiểm soát mực nước phù hợp trong ao (mực nước tốt nhất theo anh Giang là chỉ số dao động từ 80 cm-1m). Trong ao cần trồng nhiều cây thủy sinh để cho ốc có nơi cư ngụ ấm áp.

Cách thứ 2 là anh Giang tiến hành ủ khô ao, khoảng cuối tháng 9, khi chớm đông anh Giang tiến hành tháo nước dần dần trong ao ra ngoài. Mỗi ngày rút bớt đi một chút từ khoảng 2-3cm, đến khi nào ao cạn hết trơ bùn thì thôi. Lúc đó, ốc theo bản năng sẽ bò tìm những chỗ đất mềm để trú ngụ trong đó ngủ đến hết mùa đông.

Đến lập xuân, thời tiết bắt đầu ấm lên, anh Giang tiến hành tháo nước vào ao dần dần, nhử mỗi ngày một ít với mục đích cho nước đi đến đâu ngấm, thẩm thấu làm mềm đất tới đó, từ từ đánh thức ốc bươu dậy dần ngoi lên.

Tuyệt đối không được xối nước vào ao một cách ồ ạt, ngập tăm một lúc, bởi những con ốc nhồi còn đang trú ngụ sâu dưới đất cứng, không ra được, ốc sẽ bị ngạt và cɦết.

Nhờ kỹ thuật nuôi ốc trong mùa đông, những năm gần đây, anh Giang giữ được hầu như toàn bộ số ốc hậu bị, năm nào cũng có nguồn ốc giống cung cấp cho người nuôi trong và ngoài thành phố.

Hiện anh Giang đang nuôi ốc nhồi trên diện tích 4.000 m2, được chia thành 6 ao nhỏ. Mỗi năm anh Giang nuôi và bán ra thị trường 80 – 100 vạn con ốc nhồi giống, trên 2 tấn ốc nhồi thương phẩm, bán với giá 70 – 80 nghìn đồng/kg. Anh còn bao tiêu sản phẩm cho hơn chục hộ nuôi ốc tại địa phương.

Bài viết cùng chủ đề: