Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
120 lượt xem

Ninh Thuận: Bắt được loài ong lạ cực trung thành, tưởng nuôi chơi ai ngờ thu tiền tỷ

Lạ thay, loài ong này không có nọc, đốt chỉ nhẹ như kiến cắn và đặc biệt là rất trung thành, dù tổ có động cũng không bỏ đi.  Vì cho hiệu quả kinh tế rất cao nên loài ong này có thể nuôi làm thú cưng.

Từ một tổ ong lạ giúp thu tiền tỷ

Người đầu tiên nhân nuôi thành công loài ong lạ và mở rộng quy mô lớn nhất cả nước hiện nay là anh Nguyễn Hữu Trực, chủ cơ sở Ong dú Jichi (TP. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận).

Anh Trực là người chuyên nuôi ong mật và từng nếm trải thất bại. Bởi vậy, anh luôn tìm tòi hướng đi mới. Một lần vô tình phát hiện một tổ ong lạ trong vườn nhà. Tổ ong chúa này tồn tại lâu, ong thợ không bỏ tổ, không đốt, mật ong được sản sinh như bình thường.

Một hướng phát triển mới trong nghề nuôi ong và thu về hàng tỷ đồng từ một tổ ong lạ.

Cuối năm 2018, anh Trực bắt đầu thương mại hóa giống ong dú nói trên. Sau 3 năm tìm hiểu, anh cho ra bộ quy trình nuôi. Đây là cơ sở duy nhất trên cả nước có quy trình nuôi ong dú bài bản. Năm 2021, khoảng 400 tổ ong được tiêu thụ; năm 2022, con số bán ra tăng lên 800-900 tổ.

Theo anh Trực, giá bán hiện nay là 2 triệu đồng/tổ ong. Mật độ khoảng 1.000 con ong/tổ. Trọng lượng tổ hơn 2kg gồm: hộp tổ, trứng ong, thức ăn dự trữ. “Doanh thu từ bán tổ ong trong năm qua là 1,2-1,3 tỷ đồng. Khách hàng chủ yếu ở phía Nam do ong hợp khí hậu ấm. TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Ninh Thuận, Nha Trang, Đà Nẵng… là các địa phương phát triển đàn ong mạnh”, anh nói.

Thú chơi ong dú phát triển nhanh do kỹ thuật chăm sóc đơn giản, tổ ong chỉ cần đặt dưới nắng có bóng râm, đây là điều kiện lý tưởng nhất. Ong tự đi tìm nguồn thức ăn trong tự nhiên. Mỗi năm, ong dú cho ra chừng 1 lít mật, giá bán thị trường khoảng 2 triệu đồng/lít.

Bật mí bí quyết biến ong thành thú cưng

Điều độc đáo nữa là anh Trực đã nghiên cứu và sáng tạo ra chiếc hộp (còn gọi là ngôi nhà) để nuôi ong, để bảo cho việc tách đàn, hoặc lấy mật thì không ảnh hưởng đến sự phát triển sinh sôi của đàn ong. Để chế tạo ra chiếc hợp với một kích cỡ hợp lý là cả một quá trình quan sát và đúc rút kinh nghiệm của anh Trực.

Nếu như hộp lớn quá hoặc nhỏ quá thì bày ong đều phát triển rất chậm, thời gian tách đàn lâu. Chiếc hộp gồm 3 ngăn, được làm khá đơn giản. Được gắn với nhau bằng keo. Có thể gắn vào và tách ra dễ dàng. Mô hình chiếc hộp này của Trực được người nuôi ong dú Việt Nam dùng toàn bộ bởi những hiệu quả mà chiếc hộp mang lại.

Từ khi ong dú chúa đẻ trứng đến khi phát triển thành ong trưởng thành khoảng 50 ngày. Mỗi tổ ong 1 tháng có thể nhân đàn một lần, mỗi đàn sẽ “bầu” ra ong chúa mới và sinh sôi nảy nở rất nhanh, cho mật sau 3 – 6 tháng. Một đàn ong dú mỗi năm cho thu hoạch mật hai lần với khoảng 2 lít mật. Đặc tính của loài ong dú này không ăn đường mà chỉ hút nhụy hoa nên mật là tự nhiên và nguyên chất.

Những tổ ong dú được thiết kế sáng tạo rất hấp dẫn.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong dú của mình, anh Trực cho biết: Với diện tích 30 mét vuông có thể nuôi từ 400 – 700 đàn ong. Ong dú không cần cho ăn, nên không tốn nhiều công chăm sóc. Chỉ cần xung quanh có các vườn cây, hoa cỏ dại rải rác xung nhà. Nếu nuôi ong dú trong nhà cần tạo không gian thoáng mát, nhiệt độ ổn định. Nếu nuôi ở ngoài trời, dưới các tán cây cần chú ý bảo vệ tổ ong khỏi các loại thằn lằn và chim rình bắt ăn.

Nuôi ong dú rất dễ, an toàn với người nuôi. Con ong dú sau khi bay ra khỏi tổ để kiếm thức ăn thì nó quay về đúng tổ của nó, vì có sơn màu lên ống tổ để con ong nhận biết. Bởi vậy người nuôi có thể nuôi ong dú như loài thú cưng làm cảnh vừa để thư giãn lại có nguồn thu từ mật ong.

Ong dú còn mang ý nghĩa phong thủy khi nuôi. Khác với ong mật, ong dú không bỏ tổ đi dù có động hoặc ồn ào nên nhiều người đã chọn nuôi làm thú cưng. Mặt khác, ong cũng là loài chịu khó ra ngoài kiếm thức ăn về tổ. Đây được hiểu như việc chịu khó lao động, tích trữ tài sản, theo người nuôi ong. Bởi vậy, nghề nuôi ong không chỉ để lấy mật mà còn là thú vui để chiêm nghiệm giá trị của cuộc sống.

TH&SP

Bài viết cùng chủ đề: