Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
113 lượt xem

Ninh Bình: Nhiều người kéo đến xem ông nông dân nuôi ốc nhồi vượt Đông, năm sau lại thu về bộn tiền

Nhờ bí quyết nuôi con ốc nhồi đặc sản qua mùa đông lạnh giá, ông Bùi Văn Thiệp năm nào cũng có ốc nhồi giống để bán. Nhờ bí quyết nuôi ốc nhồi đặc sản qua mùa đông mà gia đình ông Thiệp có thu nhập gần trăm triệu đồng/năm.

Ốc nhồi lớn nhanh, đẻ sai

Con ốc nhồi đang là loại đặc sản rất được thị trường ưa chuộng. Nuôi ốc nhồi cũng là một hướng phát triển kinh tế mới của người dân thôn 3, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ mô hình nuôi con ốc nhồi. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi được đánɦ giá là khá đơn giản, cách chăm sóc ốc nhồi cũng không quá phức tạp.

Ông Bùi Văn Thiệp (65 tuổi, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh) chia sẻ: “Tôi bắt đầu nuôi con ốc nhồi từ năm 2019, lúc đầu nuôi do chưa nắm chắc kỹ thuật, cũng như chọn giống nuôi không được đảm bảo nên ốc về thả có mấy hôm là chết gần hết. Không chịu, tôi quyết tâm đi tận nơi, đến từng nhà các hộ nuôi ốc nhồi lâu năm để xin học hỏi bí quyết nuôi ốc thành công”.

Cũng theo ông Thiệp, con ốc nhồi mắn đẻ, lớn nhanɦ nếu chăm sóc tốt. Thức ăn của con ốc nhồi có thể kiếm quanh vườn như: Lá sắn, đu đủ, quả bí…Đặc biệt, đối với ao nuôi con ốc nhồi quanh bờ nên rắc vôi bột nhằm khi trời mưa sẽ khử chua, khử khuẩn cho ao nuôi ốc rất tốt.

Đối với thời tiết ở miền Bắc vào mùa đông lạnh giá, có nhiều ngày nhiệt độ xuống thấp là trở ngại chính đối với phát triển nghề nuôi con ốc nhồi. Đáng ngại hơn, nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh giá kéo dài của mùa đông có thể gây thiệt hại lớn đối với các hộ nuôi ốc nhồi giống.

Tuy nhiên, nhờ vào những kinh nghiệm nuôi ốc nhồi nhiều năm, ông Bùi Văn Thiệp đã thành công nuôi ốc nhồi vượt qua mùa đông lạnh giá.

Bí kíp nuôi con ốc nhồi sống khỏe qua mùa đông

Chính đông, nhiệt độ giảm, nước dưới ao lạnh, gió thổi mạnh…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con ốc nhồi và khả năng ốc nhồi chết là rất cao. Vì vậy, ông Thiệp đã chủ động đưa con ốc nhồi về một góc ao, quanh bên quây lưới cước, phía trên làm nhà bằng lưới xanh để ngăn gió.

Ông Thiệp phủ lưới cước, trồng cây thân leo quanh khu vực nuôi ốc nhồi để hạn chế tác độ của nhiệt độ giảm.

Đặc biệt, trên mặt nước ao tại vị trí con ốc nhồi trú đông ông Thiệp phủ kín cây bèo tây (lục bình), và thường xuyên bơm nước vào ao cao hơn mọi khi.

Ngoài ra, để giúp con ốc nhồi vượt đông còn có cách đưa ốc lên trên bể xi măng. Bể có khung để che bạt những hôm nào mưa rét, nhiệt độ xuống thấp. Trong bể nuôi ốc nhồi trú đông cũng cải tạo sao cho môi trường sống giống như ngoài tự nhiên.

Ông Thiệp nói: “Thời tiết giờ thất thường khó đoán trước lắm, nên ai mà giữ được ốc nhồi bố mẹ thọ qua mùa đông là thắng lợi”.

Nhờ những bí quyết đó mà nhiều năm nay, ông Thiệp luôn giữ được phần lớn đàn ốc nhồi, giữ lại làm ốc nhồi bố mẹ, tỷ lệ hao hụt ngày càng giảm. Cũng nhờ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi trú đông của mình nên việc chăm sóc đàn ốc vào mùa đông cũng đơn giản hơn.

Trong mùa đông, những ngày ấm áp ông Thiệp cũng cho ốc nhồi ăn thêm. Thức ăn ngoài các loại bèo, rong…có sẵn trong bể nuôi, ông cho ăn thêm tinh bột để cung cấp dinh dưỡng cho con ốc.

“Tôi nuôi con ốc nhồi nhiều năm nhưng chưa bao giờ lo bị ế, ốc nhồi thương phẩm tôi bán từ 70.000-100.000 đồng/kg, đối với ốc nhồi giống đầu vụ giá từ 300-500 đồng/con. Qua hạch toán, năm vừa qua tôi cũng có lời được gần 100 triệu đồng”, ông Thiệp cho biết.

Ông Bùi Văn Thiệp cho biết: “Nuôi con ốc nhồi ở miền Bắc chỉ khó khăn nhất vào mùa đông, còn lại các mùa khác trong năm thì cách nuôi như nuôi bìnɦ thường”.

Hàng năm, cứ tháng 3 âm lịch thì ốc nhồi vào mùa sinh sản, tiến hành thu hoạch trứng từ sáng sớm để tránh ánh nắng mặt trời làm hỏng trứng.

Sau đó, mang trứng về ấp trong nhà lưới, phun nước hàng ngày tạo môi trường ẩm thích hợp cho trứng ốc phát triển. Sau khoảng 15 ngày, trứng ốc nhồi nở, vỏ vôi của trứng sẽ từ từ tan biến tạo thànɦ lớp keo bao bọc ốc con bên ngoài.

Khi ốc nhồi mới nở chỉ cho ăn bèo tấm, đến khi con to hơn cỡ bằng hạt ngô thì cho ăn bằng cám gạo để kích thích ốc nhồi lớn nhanh hơn. Đến khi con ốc nhồi to hơn hạt ngô thì thả xuống ao nuôi thành ốc nhồi thịt thương phẩm.

Theo Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề: