Nhìn bề ngoài, anh Nguyễn Văn Hải vẫn là hình mẫu danh nhân thành công ở Hà Nội. Có hàng chục cơ sở giáo dục, quáɴ cafe và gia đình anh vẫn sinh sống trong căn biệt thự sang trọng, có xe hơi đắt tiền.
Tuy nhiên, thực tế, hạn mức tín dụng của anh ở ngân hàng không còn. Bởi, khi mua biệt thự, mua xe ô tô vay tới 70%. Ngoài khoản nợ này, anh đang chịu áp lực trả tiền thuê mặt bằng, lương cho nhân sự khi các cơ sở giáo dục ngừng hoạt động.
Nhìn bề ngoài thì vẫn phải hoành tráɴg, nhưng thực chất đang nợ nần đổ đống. Nếu không tiếp tục hoành tráɴg, các chủ nợ sẽ tới tìm, dòng tiền càng bị đứt đoạn.
Trường hợp của anh Hải không phải cá biệt. Hiện có rất nhiều người trẻ trong tình trạng nợ nần như vậy.
Người nghèo kiểu mới là những người sở hữu khối tài sản hiện vật đáɴg kể, nhưng chất lượng cuộc sống của họ lại không cao
Dù vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, một nhóm người mới có tài chính khác biệt đang xuất hiện.
Đó là những người nghèo kiểu mới, tuy sở hữu khối tài sản hiện vật đáɴg kể, nhưng chất lượng cuộc sống của họ lại không cao.
Dù có nhà lầu, xe hơi, nhưng họ lại chi tiêu dè sẻn và không dám mua sắm hay hưởng thụ cuộc sống. Nguyên nhân được cho là do giá nhà đất tăng quá cao so với thu nhập.
Trong một khoảng thời gian dài, hầu hết thành phố lớn đều đang có sự phát triển nhanh chóng. Cơ hội việc làm hấp dẫn đã kéo theo nhiều người trưởng thành từ khắp mọi vùng miền hội tụ về đây.
Khi thu nhập tăng lên, họ cũng muốn có cuộc sống ổn định hơn nên đã quyết định dồn tiền mua nhà, mua xe ở thành phố. Sau đó, điều này dần trở thành thói quen, và giờ đây việc có nhà và xe là điều bắt buộc trong cuộc sống.
Vì thế, không ít người đã dồn toàn bộ vốn liếng, tài sản cá nhân để mua được căn hộ, chiếc xe. Dù không có đủ điều kiện tài chính, họ vẫn cắn răng vay tiền, trả góp với kỳ hạn có thể kéo dài hàng chục năm. Tuy nhiên, điều đó chưa chắc đã đủ, bởi giá nhà đất tại các thành phố lớn đang tăng mạnh.
Các khoản vay phục vụ việc mua nhà ở ᴄʜɪếᴍ khoảng 75% thu nhập bình quân đầu người.
Vì vay tiền nên kinh tế của nhiều người trở nên e hẹp. Dù đã mua được nhà, có thể họ vẫn phải gồng mình để trả nợ. Họ chấp nhận chi tiêu dè sẻn, giảm bớt nhu cầu cuộc sống để có tiền trả nợ. Khi đã trả tiền nợ hàng tháɴg, số tiền còn lại hầu như không thể trang trải chi phí hàng ngày.