Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
817 lượt xem

Người xưa nói: “Trong nhà có 3 nơi trống rỗng, con cháu đời đời nghèo khổ”

Trong văn hóa truyền thống, ca dao tục ngữ đóng vai trò là món ăn tinh thần không thể thiếu, tuy những câu tục ngữ đều được sáng tạo ra trong dân gian, nhưng vẫn có thể tìm thấy trong nó không ít đạo lý nhân sinh mà người đi trước đã đúc kết, đối với người đời sau đều rất có ý nghĩa.

Trong đó có câu: “Nhà có 3 nơi trống rỗng, con cháu đời đời nghèo”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu nói đó.

1. Gian bếp trống rỗng, tài lộc khó đến

Người xưa thường nói: “Lương thực là của Trời cho”, gian bếp trống rỗng, tài phú khó mà đến cho được.

Mọi nguời thường đánh giá mức độ hạnh phúc thông qua “bếp núc”, nếu phòng bếp trống rỗng vậy thì nhất định sẽ thiếu lương thực, đồ ăn. Gian bếp trống rỗng, “thùng gạo” và lương thực thiếu thốn, đó đều là phong thủy rất không tốt trong gia đình.

Một cuộc sống hạnh phúc không nhất định là ăn sung mặc sướng, giàu sang phú quý. Tuy nhiên, ăn no mặc ấm, đó là tiêu chuẩn tối thiểu trong cuộc sống, là bước đệm để tạo ra nhiều của cải. Phòng bếp trống trơn, lương thực không đầy đủ, ngày ngày đều phải nghĩ: “Hôm nay ăn gì?”, vậy thì rất khó để có một cuộc sống như ý.

Một căn bếp cũng phản ánh mức độ hạnh phúc trong gia đình, một gia đình hạnh phúc thường sẽ đông đủ con cháu, ngập tràn tiếng cười nói mỗi giờ ăn, một căn bếp khô quạnh, trống trơn khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến một khung cảnh neo đơn, ít người, mọi người trong nhà ít để ý, quan tâm đến nhau.

2. Phòng khách trống rỗng, gia phong không tốt

Bên cạnh gian bếp, còn một khu vực có thể thấy được phúc khí của cả gia đình, đó chính là phòng khách. Từ ngày xưa, người ta đã chú trọng đến không gian phòng khách, bởi phòng khách cũng ẩn chứa phong thủy của ngôi nhà.

Vậy, vì sao nói rằng, phòng khách trống rỗng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến con cháu?

Phòng khách trong gia đình có nhiều người đến ghé thăm, nhân khí nhất định là hưng vượng. Một người chủ có nhiều khách tới ghé thăm, họ nhất định là người thành công, có thành tựu và nhiều mối nhân duyên tốt đẹp, do đó, khách khứa sẽ nườm nượp kéo đến.

Người xưa có câu: “Muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng mọi người”, một bàn tay không làm nên tất cả, nhất định cần phải có sự trợ giúp, giúp sức của mọi người. Một người có được sự tin tưởng, quý mến của mọi người, nhất định sẽ có nhiều mối lương duyên tốt đẹp. Ngược lại, một người có tính cách cộc cằn, luôn so đo tính toán thì sẽ có ít người nguyện ý kết giao với họ.

Ngoài ra, phòng khách còn gián tiếp thể hiện phong cách, gu thẩm mỹ của chủ nhà. Căn phòng khách nhã nhặn, gọn gàng và sạch sẽ, chủ nhân nhất định là người cẩn thận, lịch thiệp và tinh tế, con cháu trong nhà ít nhiều sẽ ảnh hưởng bởi phong cách tốt đẹp này.

Đương nhiên, không phải nói rằng phòng khách sung túc là xung quanh đầy những vàng bạc, đồ trang trí đắt tiền. Một căn phòng khách gọn gàng, bắt mắt và đầy thi vị, đó cũng được coi là phong thủy tốt cho cả căn nhà.

3. Phòng sách trống rỗng, giàu không quá 3 đời

Căn phòng cuối cùng, cũng là nơi mọi người dễ bỏ qua nhất, đó chính là phòng sách. Muốn con cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn, ngoài căn bếp sung túc, phòng khách gọn gàng, thì phòng sách nhất định phải phong phú.

Cổ nhân có câu: “Một gia đình không có sự kế thừa tri thức thì chỉ giàu có được 3 đời”. Tri thức của các thành viên trong nhà như thế nào, sự kế thừa kiến thức cho con cháu ra sao, ít nhiều sẽ phản ánh thông qua những cuốn sách.

Sự đầu tư khôn khéo và tốt nhất, chính là đầu tư cho giáo dục. Một gia đình coi trọng giáo dục, con cháu sẽ dễ dàng thành công, gia phong của gia đình sẽ càng vượng.

Điều tạo ra sự khác biệt giữa người với người, chính là tri thức mà họ đạt được, người có kiến thức sẽ trở nên tự tin hơn, có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Sức lực của con người sẽ ngày càng cạn kiệt theo tuổi tác, nhưng kiến thức sẽ vĩnh viễn theo mãi với thời gian. Kiến ​​thức tích lũy ngày càng nhiều, kinh nghiệm tích lũy cũng sẽ ngày càng nhiều, và kiến thức sẽ được truyền thừa từ đời này qua đời khác.

Các bậc tiền bối thánh hiền ngày xưa thường không để lại của cải hay vàng bạc cho con cháu, nhưng họ có thể khơi dậy và truyền thừa trí tuệ cho thế hệ mai sau, đó cũng chính là tài sản quý giá nhất.

Bài viết cùng chủ đề: