Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
132 lượt xem

Người mẹ “nóc nhà” biết làm 3 điều trong gia đình để con cái hiếu thảo, cả nhà hạnh phúc

Chuyên gia khuyên rằng, trong quá trình nuôi dạy việc bố mẹ bày tỏ tình yêu với con là điều quan trọng, nhưng không nên vì quá yêu thương mà nuông chiều vô điều kiện. Điều này dẫn đến việc trẻ hình thành tính cách ỷ lại, phụ thuộc, khó phát triển độc lập.

Trong đó, người mẹ được xem là có “quyền lực” nhất định trong quá trình này, muốn tạo môi trường tốt để con thành người hiếu thảo, gia đình hạnh phúc, mẹ nên làm 3 điều.

Tạo dựng môi trường gia đình hòa thuận, yêu thương

Cơ sở của việc nuôi dạy con khoa học là cần có môi trường gia đình hòa thuận, điều đầu tiên là người mẹ kết nối tốt với bạn đời. Khi vợ chồng có mối quan hệ tốt, hỗ trợ và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái, không chỉ giúp tạo ra một môi trường ổn định mà còn gửi đi thông điệp về tình yêu và sự quan tâm đối với con.

Cách tốt nhất giữa vợ chồng là cùng nhau làm việc, chăm sóc con cái, kiếm tiền, cùng nhau tiến bộ, để mối quan hệ càng tốt đẹp hơn. Khi người mẹ và người bố thể hiện sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau, các con sẽ cảm nhận được sự ổn định và an toàn trong gia đình.

Với sự dẫn dắt phù hợp của người mẹ, người bố có thể trở thành nguồn cảm hứng và nguồn lực cho con trong việc khám phá và học hỏi. Khi người mẹ và người bố thể hiện sự quan tâm và tôn trọng nhau, trẻ sẽ cảm thấy có động lực và tự tin hơn trong việc khám phá thế giới xung quanh.

Cùng chồng chăm sóc con cái

Người mẹ cần phải tích cực “lôi kéo” chồng vào việc chăm sóc con. Dần dần, khi người bố thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc và dành thời gian chơi cùng con, giúp xây dựng mối quan hệ gắn kết trong gia đình, tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.

Các con cũng sẽ trở nên vui vẻ và thông minh hơn nhờ có sự tham gia chủ động của người bố trong cuộc sống hàng ngày. Khi có sự tương tác và chia sẻ kinh nghiệm từ cả mẹ và bố, trẻ sẽ học hỏi từ phụ huynh và phát triển các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, tư duy và sự sáng tạo.

Bên cạnh đó, sự hiện diện của người bố trong việc chăm sóc còn giúp trẻ phát triển lòng tự tin và sự độc lập. Khi nhận được sự quan tâm và sự hỗ trợ, trẻ sẽ cảm thấy an toàn và tự tin hơn.

Để khuyến khích sự tham gia của người bố trong việc chăm sóc con, mẹ có thể thực hiện những hoạt động chung và tạo ra một môi trường vui vẻ và thoải mái. Ví dụ, cả nhà dành thời gian chơi các trò chơi, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hoặc đơn giản là cùng nhau đi dạo, đọc truyện…

Chỉ cần làm mẹ 60%

Chuyên gia tâm lý cho biết, mẹ chỉ nên làm mẹ khoảng 60% và không nên làm quá nhiều việc cho con. Điều này nhằm mục đích để trẻ phát triển khả năng làm việc và suy nghĩ vấn đề một cách độc lập. Mẹ cần tin tưởng và khuyến khích con tự mình giải quyết các vấn đề, và tin rằng con có khả năng làm được.

Nguyên tắc này có ý nghĩa lớn khi con cái sau này trưởng thành và rời xa gia đình, bắt đầu cuộc sống riêng của mình. Vì vậy, trẻ cần được trang bị kỹ năng xử lý vấn đề và thích ứng với xã hội. Mẹ có thể đưa ra các quy tắc và hướng dẫn, nhưng cần đảm bảo rằng con tuân thủ và không dễ dàng bỏ qua những thói quen xấu.

Trong trường hợp này, mẹ nên để cho con có không gian riêng tư, nơi bản thân tự do bày tỏ ý kiến và có quyền quyết định về những vấn đề cá nhân. Điều này giúp trẻ phát triển sự tự tin, khả năng ra quyết định và tự quản lý.

Một cách tốt nhất để mẹ dạy con biết ơn là cùng nhau làm việc nhà. Khi trẻ tham gia vào các hoạt động gia đình, trẻ sẽ học cách trân trọng và đánh giá cao những cống hiến của gia đình.

Đồng thời, mẹ cũng cần thiết lập các nguyên tắc và giới hạn để không thỏa mãn những yêu cầu vô lý của con. Điều này giúp trẻ hiểu rằng sự biết ơn phải đi đôi với sự đồng thuận và sự tôn trọng.

Bài viết cùng chủ đề: