Chưa có năm nào vào dịp cận Tết, người chăn nuôi ở nhiều địa phương lại lâm vào tình trạng bi đát như hiện nay. Thời điểm này giá heo, giá gà đều giảm mạnh khiến chăn nuôi thua lỗ. Trong khi giá thức ăn vẫn tăng phi mã kèm theo nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn hiện hữu.
Người chăn nuôi gồng mình gánh ‘thiệt hại kép’
Tại tỉnh Tiền Giang, khác với khí thế phấn khởi chờ xuất chuồng đàn heo, đàn gà cho vụ Tết, giờ đây là không khí buồn nản bao trùm những vùng chăn nuôi. Đã bước vào những tháng cuối năm, Tết đã cận kề nhưn, người chăn nuôi ở tỉnh Tiền Giang phải “gồng mình” gánh chịu thiệt hại kép do giá thức ăn liên tục tăng và ảnh hưởng dịch bệnh; trong khi đó giá cả đầu ra bị sụt giảm.
Chưa có năm nào vào dịp cận Tết, người chăn nuôi ở nhiều địa phương lại lâm vào tình trạng bi đát như hiện nay.
Ông Lê Văn Hòa là chủ trang trại gà 500.000 con, có quy mô lớn ở xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Dù chăn nuôi theo mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm đầu ra nhưng do giá thức ăn tăng ở mức cao nên trang trại của ông Hòa cũng như các hộ chăn nuôi khác ở địa phương không có lãi.
Đàn gà ở tỉnh Tiền Giang đang đứng trước cảnh giá sụt giảm mạnh.
Ông Hòa chia sẻ: “Giá hiện nay đang sụt, trứng gà bình quân từ 2.000 – 2.050 đồng/trứng, nói chung tình hình chăn nuôi năm nay về gà, heo thịt và vịt đều bị tê liệt. Gà thịt hiện tại thì tùy theo loại, ví dụ gà Bình Định giá thành khoảng 50.000 – 55.000 đồng/kg, gà Tam Hoàng già thành từ 40.000 – 42.000 đồng/kg. Giá này nằm dưới giá thành chỉ hơn 30.000 – 40.000 đồng/kg (tùy loại). Thức ăn hiện nay rất cao, nên người chăn nuôi thấy rủi ro cao ngưng không nuôi nữa”.
Huyện Chợ Gạo có đàn gia cầm hơn 8 triệu con, đứng đầu tỉnh Tiền Giang. Trong một thời gian dài giá gia cầm sụt giảm; trong khi đó giá thức ăn liên tục tăng nên giá thành nuôi cao hơn giá bán ra. Ở thời điểm này, giá thức ăn của gia cầm ở mức 380.000 đồng/bao, nếu nuôi với số lượng 1.000 con thì khi bán người nuôi lỗ hơn 10 triệu đồng; chưa nói thiệt hại khi đàn gia cầm bị nhiễm bệnh.
Đối với đàn heo và cá lồng bè ở tỉnh Tiền Giang cũng đang đứng trước tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Cá Điêu hồng nuôi lồng bè ở tỉnh Tiền Giang hiện ở mức cao (43.000 đồng/kg) nhưng giá thức ăn thủy sản leo thang nên nhiều ngư dân không có lãi, buộc phải “treo bè”. Còn giá heo thịt những ngày cuối năm nay từ 5,1 – 5,4 triệu đồng/tạ, mỗi tạ heo người nuôi lỗ ít nhất 400.000 đồng và chưa kể dịch bệnh tả heo Châu Phi bùng phát.
Thả cá lỗ đằng cá, nuôi heo lỗ đằng heo
Ông Nguyễn Tấn Bĩnh, nông dân tại xã Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho sống bằng nghề nuôi cá lồng bè và nuôi heo thịt lo ngại: “Thức ăn bây giờ về tới bè là 470.00 đồng/bao, tăng 10.000 đồng so với tháng trước, do đó ngư dân nghỉ nhiều, chỉ nuôi khoảng 20%. Heo thịt thì giá dưới 5,2 triệu đồng/tạ; trong khi đó bao thức ăn 27% độ đạm giá 370.000 đồng/bao, lúc trước chỉ giá chưa đến 300.000 đồng/bao. Bây giờ thức ăn nhà nước can thiệp làm sao chứ các công ty cứ đẩy giá lên hoài dân chăn nuôi đâu có nổi, chứ chi phí tăng hoài làm sao mà nuôi được”.
Tại xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang các năm trước tổng đàn heo đến 55.000 con, nay chăn nuôi thua lỗ, người dân ngại tái đàn nên đàn heo giảm còn dưới 10.000 con.
Ông Nguyễn Văn Mười, Chủ tịch UBND xã Xuân Đông cho biết, không chỉ giá heo giảm còn dưới 5,4 triệu đồng/tạ mà đàn heo ở địa phương đang bị nhiễm bệnh dịch tả châu Phi, nhiều hộ nuôi “bán chạy” đàn heo dù thua lỗ.
Giá thức ăn tăng cao, giá heo thịt sụt giảm đang gây áp lực lớn cho người chăn nuôi
“Heo bị bệnh tả châu Phi nhiều lắm, gần đây phải tiêu hủy một đàn hơn 2 tấn heo. Nếu heo bệnh là dân kêu hủy liền, chỉ sợ mới phát bệnh họ bán, nên chúng tôi chỉ tuyên truyền cho người nuôi” – ông Mười bày tỏ.
Tỉnh Tiền Giang là một trong các địa phương có đàn gia súc, gia cầm lớn nhất vùng ĐBSCL; riêng đàn gia cầm hiện có hơn 17 triệu con luôn dẫn đầu trong khu vực. Sản phẩm gia súc, gia cầm ở địa phương còn cung ứng cho TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phía Nam.
Trước những áp lực về giá nguyên liệu đầu vào cao, giá bán chưa ổn định và ảnh hưởng dịch bệnh là gánh nặng đối với người chăn nuôi ở tỉnh Tiền Giang. Ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động người chăn nuôi khắc phục khó khăn, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh để giữ đàn vật nuôi, hy vọng vào thời điểm cận Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đầu ra nông sản sẽ thuận lợi khi hút hàng, tăng giá.
Thông thường vào thời điểm cận Tết nhu cầu thực phẩm tăng cao sẽ đẩy giá cả các mặt hàng thực phẩm như gà, lợn, thủy sản tăng cao. Tuy nhiên, năm nay do kinh tế còn khó khăn nên người tiêu dùng có xu hướng tiết giảm chi tiêu, khiến thị trường tiêu dùng chững lại. Trong khi giá thức ăn vẫn liên tục tăng đẩy chi phí đầu vào của người chăn nuôi. Vừa lo chi phí, lo dịch bệnh, lo giá thấp… người chăn nuôi đang phải chịu ‘thiệt hại kép’ và một cái Tết thất thu đang cận kề.
- Thưởng Tết thời bao cấp: “Nghèo đều”, thịt heo tại cơ quan để chia lương tháng 13
- 6 lỗi sai trong cách nuôi dạy con cái khiến trẻ luôn nói dối, không biết biết nhận lỗi về mình
- Trẻ có thông minh hay không, chỉ cần nhìn vào đôi bàn tay nhỏ bé là biết!
- Nghệ An: Chàng thanh niên bôn ba làm thuê, quay về giúp dân bản cùng đi lên
- 3 câu nói "kỳ diệu" của mẹ tiếp thêm sự tự tin, sức mạnh thay đổi cuộc đời cho con