Người Hà Nội xưa được nhận xét là thanh lịch quý phái từ tính cách, ăn mặc, giọng nói. Riêng giọng Hà Nội luôn có sự kiêu sang, thanh quý đã được tinh luyện qua bao đời.
Văn thơ tiền chiến, nhạc tiền chiến, là những tinh hoa của nghệ thuật Việt Nam, được xem là có xuất xứ từ Hà Nội và các tỉnh lân cận (Nam Định, Hải Phòng…), vì đa số tác giả thời kỳ này thuộc là xuất thân từ đây. Nét thanh lịch và tinh tế của người Hà Nội được thể hiện rõ nét qua những tác phẩm văn chương, văn nghệ thời tiền chiến mà cho đến nay vẫn còn được nhiều người say mê thưởng thức.
Trong âm nhạc, người ta dễ dàng nhận ra tính cách đẹp đẽ và lãng mạn của người Hà Nội qua những ca khúc Đoàn Chuẩn, là một người Hà Nội gốc Hải Phòng đã mang cả trời thu Hà Nội vào trong âm nhạc. Trong văn học, Thạch Lam hay Vũ Bằng đã khắc họa từng ngõ ngách Hà Nội bằng câu chữ, nét thanh tao của người Hà Nội cũng được thể hiện qua những tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn, và trong hội họa, không ai vẽ Hà Nội ngày cũ đẹp như Bùi Xuân Phái
Qua những tác phẩm đó, người Hà Nội xưa được nhận xét là thanh lịch quý phái từ tính cách, ăn mặc, giọng nói. Riêng giọng Hà Nội luôn có sự kiêu sang, thanh quý đã được tinh luyện qua bao đời.
Có nhiều ý kiến nói rằng Hà Nội ngày nay khác với thời xưa, dù thành phố giàu đẹp hơn nhưng nét thanh lịch đã mai một nhiều. Những thứ cao quý nhất của người Hà Nội mà người ta thấy được là ở trong các áng văn, vần thơ và bài nhạc được ra đời từ 70-80 năm trước.
Tính cách người Hà Nội xưa mang tính chuẩn mực và được nhiều người mến mộ. Họ khéo léo, tinh tế, nhã nhặn trong cách đối xử, trong cách đặt vấn đề. Họ thích nói lý nhẹ nhàng chứ không vội vàng, gắt gỏng nóng nảy; không thích sự xô bồ. Tế nhị, điềm đạm ở cả trong trang phục, cách ăn uống. “Thịt thái không vuông vắn thì không ăn, chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi”.
Các nữ sinh viên trường Đại Học Đông Dương ở Hà Nội năm 1952
Người dân xứ kinh kỳ xưa được kể lại là trọng tình làng nghĩa xóm, hiểu rõ tầm quan trọng của sự cố kết cộng đồng làng xã. Họ luôn có ý thức tạo lập, củng cố và thắt chặt những QH ấy, họ nhận thức rõ sức mạnh của khối cộng đồng được gắn bó bởi sợi dây tình cảm. Người Hà Nội xưa lấy chữ tình làm nguyên tắc ứng xử, luôn biết trọng danh dự và chữ tín. Trong giao tiếp ngày thường, họ quan tâm, hỏi han đến người khác, nhưng tuyệt nhiên không đàm tiếu, bình luận về chuyện của xóm giềng. Họ giúp đỡ nhau nhiệt tình, chân thật, không vụ lợi, tính toán. Đã là người dân Hà Thành thì không quản là cô bán hàng rong trên phố hay công nhân, viên chức, ta đều có thể dễ dàng nhận ra họ qua những nét ứng xử đẹp đẽ, thanh tao. Họ sẽ không bao giờ quên nói lời cảm ơn khi nhận được sự hỗ trợ, càng không quên nói câu xin lỗi vì phải cắt ngang lời ai đó.
Người con gái xứ đế đô thùy mị, nết na, kín đáo từ cách ăn mặc đến lối cư xử, không khiến người khác phật lòng. Tính cách đó đã làm bao chàng trai trẻ phải đắm mê.
Cùng xem lại những hình ảnh hiếm chụp hình ảnh người Hà Nội thời điểm trước năm 1954, khi mà nét đài các của phụ nữ và sự thanh lịch của quý ông Hà Nội vẫn còn thể hiện rõ nét.
Quý cô, quý bà mặc áo dài đi chợ Đồng Xuân
Cà phê vỉa hè ở Royal Taverne, đầu rue Paul Bert (phố Tràng Tiền)