Trong cuộc đối thoại, hai nhân vật nổi tiếng đã nói về 6 sự thật mà cha mẹ nên tiết lộ sớm với con cái.

Con đường trưởng thành của một đứa trẻ không hề dễ dàng. Trẻ sẽ bối rối và đôi khi cha mẹ cũng hoang mang không biết giáo dục con ra sao mới đúng. Nếu bạn đang mắc kẹt trong một mớ hỗn độn, cuộc trò chuyện giữa nhà văn Du Hoa và Đổng Vũ Huy (Trung Quốc) có thể giúp bạn thoát khỏi tình thế khó khăn.

Trong cuộc đối thoại, hai nhân vật nổi tiếng đã nói về 6 sự thật mà cha mẹ nên tiết lộ sớm với con cái.

1. Về giao tiếp xã hội: “Điều quan trọng nhất là tìm được những người bạn lạc quan”

Trong cuộc trò chuyện, khi được hỏi có thể cho các bạn trẻ một lời khuyên về việc kết bạn được không, nhà văn Du Hoa chỉ nói: “Tôi chỉ có một nguyên tắc: Lạc quan”. Gia đình là số phận con người không thể lựa chọn, nhưng bạn bè là điều có thể lựa chọn.

Nếu bạn kết giao với những người lạc quan và tích cực, bạn sẽ sống như một mặt trời nhỏ; nếu kết giao với những người bi quan và u ám, cuộc sống của bạn sẽ tràn ngập năng lượng tiêu cực. Trong cuốn “Tâm lý trẻ em”, nhà tâm lý học Rudolf đã tiết lộ: “Tình bạn có tác động rất lớn đến trẻ em, thậm chí đôi khi còn vượt xa tầm ảnh hưởng của cha mẹ”.

Từ mẫu giáo đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông… trẻ em đều có những vòng tròn xã hội nhỏ của riêng mình. Vì vậy, trẻ cũng phải học cách “chọn bạn tốt” và tránh xa những “tình bạn độc hại” gây hại cho bản thân.

2. Về việc học: “Làm quan trọng hơn nhiều so với suy nghĩ”

Viết chắc hẳn là vấn đề đau đầu của nhiều bậc phụ huynh và các em nhỏ. Trong cuộc trò chuyện, Đổng Vũ Huy đã hỏi Dư Hoa cách cải thiện kỹ năng viết. Cứ tưởng nhà văn này sẽ nói “bí mật riêng” ghê gớm nào đó, không ngờ ông chỉ tiết lộ đơn giản: “Cho dù ý tưởng là gì, hãy cứ bắt đầu viết. Bạn sẽ thấy rằng càng viết, bạn sẽ càng cảm nhận được nhiều hơn”.

Ông trùm kinh doanh Kai-Fu Lee được biết đến như một “kẻ gây rối” từ khi còn nhỏ. Nhưng chỉ cần không có vấn đề gì về nguyên tắc, người mẹ vẫn rất ủng hộ những trò “chơi khăm” khác nhau của con trai mình. Tháo rời đồng hồ, lắp ráp các thiết bị điện, nghiên cứu tín hiệu điện thoại, làm mô hình thủ công… Khi Kai-Fu Lee áp dụng kiến thức vào cuộc sống, anh phát hiện ra rằng việc học rất thú vị và thiết thực.

Học tập là một con đường khám phá, trên con đường này điều tệ nhất là có những suy nghĩ điên rồ trong đầu nhưng không thể tiến lên một bước. Trẻ em thường “suy nghĩ nhiều, làm ít” vì sợ mắc sai lầm và không dám thử. Lúc này, cha mẹ nên nói với con: Hãy mạnh dạn làm đi.

3. Về sự độc lập: “Bỏ đi sự lệ thuộc”

Đổng Vũ Huy kể: “Một lần tôi đến nhà một người bạn, con gái cô ấy muốn uống nước trái cây. Bạn tôi đang bận nên bảo con tự ép nước, còn giải thích chi tiết cách thức hoạt động của máy ép. Các bước thực hiện rất đơn giản, chỉ cần nhớ một chút là được. Nhưng cô con gái lại nói: Thôi đi, đợi khi nào có thời gian đã. Đứa trẻ này không hề lười biếng mà đã hình thành “sự lệ thuộc” vào mẹ.

Tôi không muốn làm chủ mọi thứ, tôi không muốn đưa ra quyết định, tôi thích trốn chạy, tôi quá lười để có chính kiến của riêng mình… Những đứa trẻ như vậy sẽ dần mất đi sự tò mò, ham muốn thể hiện và trở nên mờ nhạt”.

Điều này giống như những gì nhà văn Dư Hoa đã nói trong cuộc trò chuyện: “Nếu bạn không thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào một người nào đó, bạnsẽ ngày càng trở nên tầm thường hơn”. Sự phát triển nhân cách của trẻ cần được hoàn thiện một cách độc lập.

Đừng nói với con rằng “Con còn nhỏ, những chuyện này không cần lo lắng đâu”, hãy dùng những điều cụ thể trong cuộc sống để con rèn luyện nhiều hơn. Hãy làm những công việc nhà mà con biết cách làm, đưa ra những quyết định mà con có thể đưa ra, thử những việc con muốn và đứng dậy nếu vấp ngã. Con người chỉ có thể có được hạnh phúc thực sự nếu họ bước đi trên con đường mình muốn đi.

4. Về sự cô đơn: “Ở một mình là đối thoại với chính mình”

Mọi người đều sợ cô đơn, đặc biệt là những đứa trẻ chưa trưởng thành về mặt tinh thần, có lẽ điều các em lo lắng nhất là bị các bạn cùng lớp cô lập. Dư Hoa đưa ra cho trẻ em một số lời khuyên khi ở một mình: Khi ở một mình, bạn có thể đọc tiểu thuyết, viết nhật ký, xem một trận bóng đá hoặc dạo quanh các con phố, ngõ hẻm để ngắm cảnh.

Ông nói rằng ở một mình là đối thoại với chính mình. Những đứa trẻ giỏi ở một mình thường tập trung hơn, có tính kỷ luật cao hơn và có khả năng ổn định tâm trí tốt hơn.

5. Về sự thất vọng: “Học cách hòa giải với những đau khổ của cuộc sống”

Trong cuộc trò chuyện, Đổng Vũ Huy đã nói về cảm xúc của mình khi đọc “Alive”. Anh nói rằng lần đầu tiên xem “Alive” là ở thư viện. Anh rúc vào một góc một mình, khóc sau khi đọc về cuộc đời bi thảm của nhân vật chính Fugui, cảm giác khó chịu như bị đánh bất tỉnh.

Anh không hiểu: Sao số phận lại có thể hành hạ một con người đến mức đó. Và Dư Hoa đã nói với anh: Thất vọng, đau khổ và bất hạnh là những điều mà ai cũng có thể gặp phải. Hãy nghĩ về bản thân chúng ta, ai chưa gặp khó khăn, chưa từng gặp tai nạn, chưa từng trải qua thất bại? Nhưng nếu nhìn vào tất cả mọi người, ai cũng sẽ dễ dàng bị đau khổ đánh bại và đầu hàng số phận.

Sự thật của cuộc sống là không có cuộc sống nào dễ dàng cả, nhưng bạn luôn có thể vượt qua nó. Cũng giống như trẻ em, có những trở ngại trong kỳ thi tuyển sinh cấp 3, thi vào đại học, cũng như những rắc rối trong QH giữa các cá nhân… Rồi nền tảng gia đình, trình độ và tài năng có thể không có lợi thế, nhưng miễn là chúng phát triển được “khả năng chống thất bại” thì có thể vượt qua.

Suy cho cùng, việc đối mặt với những hậu quả không thỏa đáng trong cuộc sống là một quá trình bắt buộc đối với mọi đứa trẻ.

6. Về bản thân: “Đừng sống như con rối nhỏ của người khác”

Trong cuộc trò chuyện, Dư Hoa cũng kể một câu chuyện thú vị. Sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết “Ngày thứ bảy”, cuộc đời của ông có thể được miêu tả là “một thế giới của băng và tuyết”.

Một nhóm người chỉ trích, cho rằng ông đang ngủ quên trên chiến thắng. Một nhóm người khác đã dành nhiều lời khen ngợi, và những lời nói tử tế của họ gần như đã nâng ông lên trời.

Lúc đầu, tâm trạng của Dư Hoa thăng trầm theo những lời bình luận từ thế giới bên ngoài, lo lắng về được và mất. Nhưng sau đó ông nhận ra: Tại sao mình lại phải phụ thuộc vào những gì người khác nói.

Đổng Vũ Huy cũng cảm nhận sâu sắc về điều này. Trên đường đi, anh đi qua thung lũng, vượt qua đỉnh cao, mới nhận ra rằng con người phải sống cho chính mình và không thể trở thành con rối của thế giới bên ngoài.

Anh nói với các em: Chúng ta không thể tự mãn vì một vài lời khen ngợi, cũng không thể bỏ cuộc vì một vài lời phủ định. Đường đời thì dài, có lúc thành công, có lúc thất bại, có lúc vinh quang và có lúc ảm đạm.

Điều chúng ta phải rèn luyện từ khi còn nhỏ không chỉ là những kiến thức trong bài tập về nhà mà còn là trạng thái tinh thần bỏ ngoài tai những phán xét không cần thiết của người khác.

Một phụ huynh đã hỏi: “Sự giáo dục tốt nhất mà cha mẹ dành cho con cái là gì?” Có một câu trả lời rất cảm động: Cách giáo dục tốt nhất là dạy cho trẻ “khả năng hạnh phúc”. Đúng vậy, những người cảm thấy hạnh phúc suốt cuộc đời, bất kể giàu hay nghèo đều là người chiến thắng cuối cùng.