Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
66 lượt xem

Muốn biết con có thông minh hay không, hãy quan sát 4 dấu hiệu này trên bàn tay

Thực ra, không cần đợi trẻ lớn lên mới biết chúng có thông minh hay không, bởi ngay từ nhỏ chỉ cần người mẹ tinh ý là có thể nhận biết được.

Bằng cách quan sát 2 bàn tay, bố mẹ có thể hiểu được phần nào mức độ phát triển trí não của con mình. Điều này thể hiện rõ qua 4 dấu hiệu sau:

1. Bàn tay hay nắm chặt

Khi nhắc đến bàn tay em bé, mọi người thường nghĩ đến một đôi bàn tay nhỏ nhắn thường hay nắm chặt. Đôi khi người lớn không thể kéo duỗi thẳng ra được, nếu đặt một ngón tay vào, bé sẽ nắm chặt một cách vô thức. Thực chất đây là phản xạ xúc giác có điều kiện của em bé.

Điều bố mẹ cần chú ý trong giai đoạn này là hạn chế cho em bé đeo bao tay, để không cản đến việc nhận thức của chúng về thế giới bên ngoài.

2. Sử dụng linh hoạt bàn tay

Khi được 2-3 tháng tuổi, bàn tay của em bé sẽ không còn nắm chặt như nắm đấm nữa. Lúc này, bé đã nhận ra rằng, đôi tay của mình có thể làm được nhiều việc. Đây là độ tuổi mà bé tò mò nhất, chúng luôn thích dùng tay cầm, sờ vào bất kỳ đồ vật nào trong tầm với. Ngay cả khi chơi với đồ chơi, chúng không chỉ cầm mà còn làm các động tác nghịch ngợm khác.

Lúc này, bố mẹ có thể mang đến cho bé một số đồ chơi nhỏ để chúng cầm nắm. Bằng cách này, bé không chỉ vận động được đôi tay mà còn thúc đẩy sự phát triển thị giác, tránh tình trạng mắt bị lác khi nhìn chăm chăm vào một chỗ.

3. Lấy một cách chính xác thứ mình muốn

Mặc dù trẻ sơ sinh 2-3 tháng có thể cầm nắm đồ vật, nhưng hầu hết chúng không nắm chặt và dễ làm rơi. Tình trạng này sẽ không được cải thiện cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi. Lúc này, bé sẽ có thể lấy chính xác thứ mình muốn, nắm thật chặt, dễ dàng cho ngay vào miệng. Lúc này, sự linh hoạt và khả năng phối hợp các ngón tay đã thực sự phát triển.

Để rèn luyện sự linh hoạt và phối hợp các ngón tay của em bé, bố mẹ có thể cho chúng chơi một số trò chơi như: Đặt các đồ vật nhỏ vào lỗ. Đừng lo lắng về việc bé không hợp tác, trên thực tế chỉ cần bố mẹ chứng minh là bé có thể bắt chước rất nhanh.

4. Tự do điều khiển bàn tay

Khi em bé được 1 tuổi, về cơ bản chúng đã có thể sử dụng bàn tay của mình một cách linh hoạt, chẳng hạn như dùng thìa để ăn cơm hay các cử chỉ bằng ngón tay. Lúc này, bố mẹ có thể tập thêm một số bài tập về ngón tay để bé phát triển thêm các chức năng của ngón tay

Nếu bé làm được 4 điểm trên, các ngón tay linh hoạt hơn so với những bé khác trong cùng một giai đoạn phát triển, chứng tỏ não bộ phát triển rất tốt và thông minh. Bởi vì chuyển động của bàn tay càng nhanh nhẹn, chỉ thị do não gửi đi càng phức tạp.

Bài viết cùng chủ đề: