Tại ngôi làng này, từng có thời người dân ai cũng đi BMW, ở biệt thự, hàng năm được phát tiền để chi tiêu, gia sản lên tới con số bạc tỷ.
Làng Hoa Tây ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, từng là một hiện tượng “càn quét” khắp mạng xã hội quốc gia này khi nổi tiếng bởi mức độ thịnh vượng của mình. Tại đây, ông Wu Renbao – khi đó là lãnh đạo của làng, đã dẫn dắt toàn bộ dân làng vươn lên làm giàu, trở thành những hộ gia đình tỷ phú, nhà nhà đều sở hữu hàng triệu USD.
Vào năm 2010, làng Hoa Tây còn được chính quyền Trung Quốc trao danh hiệu “Ngôi làng số 1 về bình quân đầu người” khi thu nhập của họ đã vượt ngưỡng 10.000 USD. Đó cũng là thời điểm huy hoàng mà doanh thu của Tập đoàn Làng Hoa Tây vượt 50 tỷ NDT, nộp thuế bình quân đầu người là 560.000 NDT và lợi nhuận ròng sau thuế là 3 tỷ NDT, theo Tianxi Daily – Commonwealth Magazine. Khách sạn 5 sao siêu cao cấp trong làng được xây dựng bằng nguồn thặng dư sau thuế của tập đoàn, không cần vay một đồng nào từ ngân hàng.
Những năm tháng huy hoàng của “ngôi làng giàu nhất Trung Quốc”
Sau cải cách mở cửa của Trung Quốc, Wu Renbao đã nhìn thấy lợi thế của việc vừa là công nhân, vừa là nông dân, nên có thể nhanh chóng điều chỉnh sự phát triển của tập thể. Dưới sự chỉ dẫn của ông, hơn 600 dân làng Hoa Tây nắm bắt cơ hội để phát triển ngành công nghiệp sắt thép, đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Vào những năm đầu thế kỷ 21, tập đoàn Hoa Tây sở hữu hơn 100 công ty gồm nhiều lĩnh vực như sắt thép, kim loại màu, dệt may, vận tải biển, truyền thông, hậu cần, năng lượng, du lịch, bất động sản… Tập đoàn nắm trong tay 3 thương hiệu lớn, thậm chí còn từng niêm yết thành công Hoa Tây Village Group.
Một ngôi làng toàn nông dân và công nhân nhưng “giàu nhất Trung Quốc”, nhà nghèo nhất cũng là tỷ phú: Sau 13 năm thay đổi ít ai ngờ – Ảnh 2.
Sự thành công của làng Hoa Tây có một phần lợi thế đến từ quy mô nhỏ ban đầu. Khi mới thành lập, họ chỉ có 600 người, đều là dân trong làng. Cán bộ của làng cũng là người quản lý doanh nghiệp. Với đội ngũ như vậy, việc phân tách sẽ dễ dàng hơn và độ khó khi tiến hành các thí nghiệm tập thể sẽ giảm đi rất nhiều. Họ cũng thống nhất quyền sở hữu tài sản tập đoàn là của tập thể chứ không phải của cá nhân.
Việc đầu cơ bất động sản là không được phép ở làng Hoa Tây vì đất được sử dụng chung. Hơn 300 biệt thự gạch đỏ khang trang đã được xây dựng, mỗi căn có diện tích hơn 100 mét vuông. Mỗi hộ gia đình đều có điện thoại và TV màu. Năm 1993, làng còn đặt mua 250 chiếc ô tô, mỗi hộ một chiếc. Tất cả đều được cấp cho dân làng sử dụng, nhưng sẽ không có quyền sở hữu. Nếu người dân rời khỏi làng Hoa Tây, biệt thự, ô tô và vật dụng liên quan phải được tập thể thu gom.
Một ngôi làng toàn nông dân và công nhân nhưng “giàu nhất Trung Quốc”, nhà nghèo nhất cũng là tỷ phú: Sau 13 năm thay đổi ít ai ngờ – Ảnh 3.
Cũng theo cách vận hành đó, người dân được phân phát thức ăn và chi phí sinh hoạt. Mỗi người nhận được 300 kg gạo, 15 kg dầu và trợ cấp ngũ cốc 3.000 NDT. Phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới trên 55 tuổi có thể nhận được khoản thanh toán hàng năm từ 12.000 đến 16.000 NDT. Công ty Du lịch Làng Hoa Tây thường xuyên thuê các chuyến bay để cho phép dân làng đi du lịch nước ngoài.
Người nghèo nhất làng cũng là tỷ phú
Tại Hoa Tây, dân làng có ba nguồn thu nhập. Thứ nhất là tiền lương, khoảng 1.000 NDT mỗi tháng. Thứ hai là cổ tức, được chia theo khả năng sinh lời của từng doanh nghiệp, 20% bằng tiền mặt và 80% bằng cổ phiếu tập thể. Loại thứ ba là chia cổ tức. Như vậy, người Hoa Tây có rất nhiều tài sản, nhưng trong tay lại không có nhiều tiền mặt.
“Người nghèo nhất làng Hoa Tây có tài sản trị giá hàng triệu USD, còn người giàu nhất chỉ có tài sản hàng chục triệu USD”, Wu Renbao tự hào chia sẻ.
Cứ như vậy, làng Hoa Tây phát triển thịnh vượng và trở thành ngôi làng kiểu mẫu cho sự vươn lên một cách kỳ diệu. Nhằm thể hiện sức mạnh kinh tế, ngôi làng thậm chí chi ra 3 tỷ NDT xây Khách sạn Long Wish – một tòa nhà chọc trời 72 tầng vào năm 2011. Công trình ấn tượng thậm chí cao hơn tháp Eiffel ở Paris hơn 4m, cao hơn 18m so với tháp trung tâm London.
Khi sự thịnh vượng sụp đổ
Sau năm 2008, ngành kinh doanh thép của Hoa Tây bắt đầu sa sút và rơi vào tình trạng cung vượt cầu. Từ đó, sự phát triển như vũ bão của làng đã có dấu hiệu chững lại.
Tới năm 2013, ông Wu Renbao qua đời, con trai ông Wu Xie’en đã tiếp nhận vị trí lãnh đạo làng và trở thành CEO kế nhiệm của tập đoàn. Mặc dù nỗ lực thay đổi cho phù hợp thời thế, tình hình kinh tế bấy giờ, nhưng quá trình chuyển đổi của tập đoàn dưới sự lãnh đạo của Wu Xie’en có vẻ không mấy thành công, dựa theo kết quả đánh giá.
Theo tờ Finance Sina, việc điều hành tập đoàn cũng dần “biến tướng” trở thành “doanh nghiệp gia đình” khi quyền lực dần nằm trong tay các thành viên nhà họ Wu. Điều này từng gây ra một số tranh cãi trong nội bộ những dân làng khác.
Đặc biệt, sau khi trở nên nổi tiếng, làng Hoa Tây theo đuổi sự phát triển của ngành du lịch. Họ đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng dãy biệt thự kiểu Tây dọc theo cảnh quan sông núi, cải thiện mạnh mẽ các cơ sở du lịch và tạo ra những công trình mang tính bước ngoặt như Bảo tàng Hoa Tây, hoặc các công trình giống hệt Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, Khải Hoàn Môn ở Pháp và Nhà hát Opera Sydney ở Úc…
Thời gian đầu, các công trình sang trọng thu hút làn sóng khách du lịch nước ngoài. Nhưng sau đó, các thành phố du lịch mới dần dần phát triển, lượng khách du lịch ở làng Hoa Tây bắt đầu giảm mạnh trước áp lực cạnh tranh. Ngành du lịch được đầu tư lớn nhưng rơi vào tình cảnh thua lỗ.
Một ngôi làng toàn nông dân và công nhân nhưng “giàu nhất Trung Quốc”, nhà nghèo nhất cũng là tỷ phú: Sau 13 năm thay đổi ít ai ngờ – Ảnh 6.
Đến năm 2017, rắc rối kéo đến khi công ty chủ chốt tại đây là tập đoàn Hoa Tây bị vướng vào khoản nợ 40 tỷ NDT (hơn 6 tỷ USD). Cùng với đó, chỉ những cư dân sống dài hạn ở Hoa Tây mới được nhận nhà và chia cổ tức hàng năm. Thay vì chia cổ tức như những năm trước, tập đoàn này dường như phải phát phiếu giảm giá khách sạn cho người dân. Điều này khiến hàng trăm người dân phải xếp hàng tới lấy lại tiền gốc từ tập đoàn.
Từng là niềm tự hào của thành phố, nhưng sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng xảy ra, làng Hoa Tây dần đánh mất danh hiệu “làng tỷ phú”. Dù không còn thịnh vượng như xưa nhưng nền tảng vẫn còn đó, nhiều người cho rằng, nếu duy trì qua được giai đoạn khó khăn, tìm ra hướng đi đổi mới kịp thời thì họ vẫn có thể phát triển trở lại.
- Căn nhà tặng bố mẹ không ai ở nhưng tiền điện, nước vẫn tăng, tôi lén kiểm tra mới biết sự thật đau đớn: ‘Con phải sống sao cho vừa lòng bố mẹ’
- Hà Nội: Quây tôn chiếm hết lòng đường, người dân chật vật đi trên vỉa hè
- Bầu Đức trồng sầu riêng một vốn 5 lời: “Xuống thăm sầu riêng, tôi sướng hơn cả đi đánh golf”
- 5 câu nói chồng thích nghe nhất khi đang “kèo trên kèo dưới”, vợ đừng ngại sến súa mà im lặng nhé
- Mùa này là mùa thác đẹp nhất trong năm, siêu nhiều nước