Cha mẹ càng cưng chiều con, đa phần chúng sẽ càng trở nên ỷ lại và xấc xược với cha mẹ. Như 4 kiểu con cái sau, tưởng chừng rất hiếu thảo nhưng thực chất lại là “thảm họa” của cha mẹ.
Con cái “vét sạch” tài sản của cha mẹ
Cha mẹ truyền thống thường có một cách nghĩ như thế này: Con cái có thể nối dõi tông tường, duy trì huyết mạch cho gia tộc mới là một đứa trẻ hiếu thuận.
Cha mẹ, để không khiến bản thân thấy có lỗi với tổ tiên, chính họ cũng không tiếc bất cứ giá nào để hỗ trợ con mình hoàn thành nhiệm vụ đó. Con muốn nhà sẽ có nhà, muốn xe sẽ có xe, tất cả những thứ đó đều là tiền tích góp dưỡng già của cha mẹ.
Và một khi cha mẹ đã nói “đồng ý” một lần, thì chắc chắn sẽ có lần thứ 2, thứ 3. Kiểu con cái này, nếu bạn không cứng rắn một chút thì chúng sẽ mãi không học được bài học của mình.
Nhưng đáng tiếc là đa số các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng, thời gian trôi qua, họ cũng dần già đi, vì thế họ muốn hy sinh tuổi già của mình để củng cố cho tuổi trẻ của con. Cho nên, mọi yêu cầu của con, họ đều sẽ cắn răng đồng ý.
Kiểu con cái lợi dụng danh nghĩa nối dõi tông đường để bào mòn cha mẹ mình, quả thật rất bất hiếu. Hãy thử nghĩ, cha mẹ tuổi già sức yếu, không có tiền dưỡng lão sẽ ra sao? Khi bệnh tật phát sinh, họ nên làm thế nào? Họ lao lực cả một tuổi trẻ là vì những đứa con này, đến khi về già họ cũng chẳng giữ được gì lại cho bản thân, thử hỏi xem, những người con đó có quá tàn nhẫn hay không?
“Ra lệnh” cho cha mẹ giữ cháu, không tôn trọng cha mẹ
Cha mẹ bỏ tiền ra để con cái kết hôn, sau khi con cái có con thì cha mẹ lại phải đảm nhận thêm trách nhiệm bảo mẫu. Thật ra, việc trở thành một người giữ trẻ không công vốn không phải là vấn đề. Chỉ cần con cái biết hiếu thuận thì dù lên núi đao xuống biển lửa, cha mẹ cũng sẽ không từ nan. Nhưng tấm lòng hiếu thảo thì không phải ai cũng có, như câu: “Trên đời này không có cha mẹ bỏ con cái, chỉ có con cái bỏ rơi cha mẹ.”
Tôi từng nghe kể về một câu chuyện của người hàng xóm như thế này: Ông bà nội rất yêu thương con trai và con dâu, họ rất siêng đến nhà hai vợ chồng trẻ mỗi ngày để trông cháu. Nhưng một hôm, đứa nhỏ bị bệnh, người con đó lại quay sang trách cha mẹ mình vô tâm, không biết yêu thương cháu mới để đứa nhỏ sinh bệnh như thế này.
Nghe những lời này của người con trai và con dâu, hai ông bà lão rất tức giận, họ liền cãi nhau một trận. Từ đó mối quan hệ giữa 2 thế hệ bị rạn nứt, con cái thì ghét cha mẹ mình, cặp vợ chồng già thì lòng tốt không được báo đáp.
Rõ ràng, người không dành thời gian chăm sóc cho đứa nhỏ nhiều nhất chính là cậu con trai kia và vợ mình, vậy tại sao khi con sinh bệnh lại đi trách mắng cha mẹ? Thật vô lý!
Bề ngoài có vẻ phấn đấu, nhưng thực tế lại ăn bám
Trong xã hội có một câu nói như thế này: “Con người, bề ngoài là hình dạng này, nhưng sau lưng lại là một hình dạng khác.”
Nhìn bề ngoài, con bạn có vẻ rất siêng năng và cầu tiến. Nhưng thực tế, chúng chẳng có bản lĩnh gì, chúng chỉ muốn một bước lên mây, biến xe đạp thành xe hơi chỉ sau một đêm mà thôi.
Loại ra vẻ nỗ lực này thực chất rất vô nghĩa. Hãy tưởng tượng xem, những đứa trẻ vừa tốt nghiệp đại học, không có kinh nghiệm xã hội, nhưng lại muốn cha mẹ cho chúng hàng trăm triệu để khởi nghiệp. Bạn thấy có giống một câu chuyện cười không?
Có một gia đình giàu có nọ, người con lấy tiền của cha mẹ mình đi khởi nghiệp. Vừa mới bắt đầu thì đúng là có lời, nhưng về sau càng làm càng lỗ. Việc này chứng minh điều gì? Sự thật tàn nhẫn chính là không phải ai cũng thích hợp với con đường khởi nghiệp. Khi mà bậc thang đầu tiên bạn còn chưa đi, thì làm sao có thể một bước bay lên bậc thứ 99 được?
Cho nên, khiến cho con trở thành một “bình hoa di động” là sai lầm lớn nhất của cha mẹ.
Làm thế nào để con thực sự hiếu thảo?
Môi trường sống và cách giáo dục của cha mẹ là thứ quan trọng ảnh hưởng đến cuộc đời của một đứa trẻ sau này. Thế nên, các bậc phụ huynh không nên bao che khuyết điểm cho con, mà hãy chỉ cho chúng biết lỗi sai của mình. Hãy dạy con sống hiếu thảo, có lòng biết ơn, biết sống tự lập từ bé.
Vì nếu muốn con hiếu thảo thì trước tiên cha mẹ và người xung quanh phải làm gương cho con.
Vấn đề này tưởng khó mà lại dễ. Nếu bố mẹ không chăm sóc, thường xuyên cãi lời ông bà thì con tự khắc học theo tính xấu này. Nếu bố mẹ lúc nào cũng bòn rút, ỷ lại vào ông bà thì con cũng tự “sao chép” tính đó. Chỉ khi bố mẹ thật gương mẫu thì con mới học theo được tính tốt.
Cha mẹ hãy bắt đầu dạy con từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày như: Đi thưa về chào, trước khi ăn phải mời người lớn, luôn giúp đỡ ông bà cha mẹ những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi, cho con biết những khó khăn vất vả mà cha mẹ đã trải qua,… Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng phải dành thời gian cho ông bà. Nếu không thường xuyên đến thăm cũng phải thường xuyên gọi điện, hỏi han.
Cứ thế, theo thời gian, “hạt giống hiếu thảo” sẽ nảy nở trong tâm hồn con. Con sẽ luôn kính trọng, yêu thương và tu dưỡng đạo hiếu của mình đối với ông bà cha mẹ. Bất cứ lúc nào, nếu phát hiện ra con có hành vi không đúng đắn, bố mẹ hãy bình tĩnh chỉ dạy, tránh nạt nộ, quát mắng con.