Định xin cô giáo đừng ép con ngủ trưa nữa nhưng người mẹ bị từ chối thẳng, trẻ không rèn làm sao vào nếp.
Các cô giáo mầm non thật sự rất giỏi, đi học là thấy con vào nề nếp ngay. Tự ăn, tự ngủ lại còn rất vâng lời. Tuy nhiên, để có được sự ngoan ngoãn, vào nếp đó, trẻ phải trải qua một quá trình làm quen và tập luyện rất dài.
Nhưng không phải bố mẹ nào cũng hiểu, cứ thấy con mới không quen một chút thôi đã vội lên trường góp ý cô giáo. Như vậy thì làm sao con mình tiến bộ được. Nghĩ sao mà mẹ xin cô giáo cho con khỏi ngủ trưa, bị từ chối cũng dễ hiểu. Cái tốt cho con mình mà kêu đừng làm, chán ghê.
Nuông chiều con quá cũng khổ cô giáo
Trường mẫu giáo là bước ngoặt quan trọng của con, lần đầu tiên con rời xa vòng tay bố mẹ. Đây sẽ là nơi con được làm quen với việc tự chăm lo bản thân, thích nghi với quy tắc chung của tập thể.
Dù là ăn, ngủ, chơi ở nhà trẻ thì đều phải theo giờ giấc đàng hoàng. Giờ nào việc đó để đảm bảo các con được học và chăm sóc sức khỏe khoa học nhất. Thế mà có mẹ lại đi xin cô giáo cho con khỏi ngủ trưa.
Em bé M. 3 tuổi năm nay vào mẫu giáo lớp mầm. Bố mẹ cho bé đi học ở trường gần nhà. Cả hai đều lo con gái không thể quen với giờ giấc ở lớp. Vì từ nhỏ, ở nhà con được nuông chiều, đói thì ăn, muốn ngủ thì ngủ.
Thường thì con không thích ngủ trưa vì sáng dậy muộn. Để con được phát triển tự nhiên, bố mẹ cũng không ép con ngủ trưa. Tuy nhiên, lạ là cô giáo sau hơn một tháng thì luôn khen con thích nghi tốt.
Con có thể ngủ trưa với các bạn cùng lớp mà không gây ồn ào. Mẹ của bé không tin nhưng coi camera thì thấy con đúng là nằm im rất ngoan. Nhưng một ngày, mẹ bé phát hiện con không hề ngủ, chỉ nằm ngơ ngác nhìn trần nhà.
Thấy con nằm buồn và cô đơn, người mẹ tự dưng lại xót con. Nếu không ngủ sao không cho con ra chơi đồ chơi. Cứ để con nằm vậy chẳng khác gì tự kỷ. Chiều hôm đó người mẹ liền đi hỏi cô giáo.
Chị muốn con chị được ra ngoài chơi thay vì ép ngủ trưa. Nghe xong cô giáo từ chối thẳng thừng. Cô nói nhà trẻ là nơi để trẻ thích nghi và rèn luyện quy tắc tập thể. Nếu được, phụ huynh nên hỗ trợ cô rèn cho bé ngủ trưa khi ở nhà.
Lợi ích của giấc ngủ trưa
Không chỉ ngủ trưa là nề nếp tốt mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra trước khi trẻ 6 tuổi, tốt nhất nên hình thành thói quen ngủ trưa. Điều này có lợi cho sự phát triển thể chất và tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ.
1. Tăng cường trí nhớ
Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì hoạt động của não bộ đều có chu kỳ nhất định. Trẻ học và vận động cả buổi sáng, đến trưa không có giấc ngủ ngắn sẽ khiến não bộ mệt mỏi.
Đến chiều trẻ sẽ dễ buồn ngủ, khó tập trung và trí nhớ kém. Vì vậy, ngủ trưa là để não bộ thư giãn, tăng cường trí nhớ, giúp học tốt hơn vào buổi chiều.
2. Giúp ngủ đủ giấc với những trẻ thiếu ngủ ban đêm
Đối với trẻ nhỏ, thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể mà còn khiến trẻ cáu gắt, bất ổn về tinh thần của trẻ. Nếu trẻ không ngủ đủ vào đêm hôm trước, giấc ngủ trưa có thể giúp trẻ phục hồi trạng thái tinh thần và bù đắp phần nào tình trạng thiếu ngủ.
3. Nâng cao khả năng miễn dịch
Trẻ vừa học vừa chơi cả buổi sáng, thể lực dễ suy kiệt, cảm thấy mệt mỏi. Nếu không được nghỉ ngơi, sức đề kháng sẽ giảm sút, dễ bị ốm. Vì vậy, vẫn cần ngủ trưa để cơ thể bớt mệt mỏi và nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ.
Nhiều chuyên gia tâm lý trẻ em cho rằng mỗi giấc ngủ trưa là một lần nghỉ ngơi, điều chỉnh thể chất và tinh thần của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua những lợi ích của giấc ngủ trưa đối với con mình.
Vì vậy, việc mẹ xin cho con khỏi ngủ trưa là vừa làm khó cho cô giáo, vừa tước đi quyền lợi bảo đảm sức khỏe của con. Chuyện này mẹ hấp tấp quá, nước đi này hơi sai rồi.
- Phụ nữ ”luyện mình” có 3 điểm này sẽ khiến đàn ông cả đời si mê
- Rời TP HCM để về quê nuôi loài “ăn bẩn ở sạch”, 9X thu về 15 triệu/tháng nhẹ tênh
- Chẳng cần quát mắng, gọi 1 câu là con dậy ngay nhờ 6 cách hiệu quả này
- Hầu hết đàn ông đều nghiện 4 kiểu đàn bà này, biết rõ ngoại tình là tội lỗi vẫn cứ ”lao đầu” vào
- Hà Nội: Toàn cảnh hồ Ngọc Khánh sẽ trở thành tuyến phố đi bộ mới