Oscar Wilde từng nói: “Chỉ những người nông cạn mới không đánh giá con người qua ngoại hình”. Mặc dù trong cuộc sống, chúng ta luôn chủ trương “vẻ đẹp bên trong” nhưng ấn tượng bên ngoài cũng có tầm quan trọng nhất định.

Kể từ khi phụ nữ lên chức mẹ, sinh hoạt đời thường của cuộc sống mới mỗi người là khác nhau.

Ví dụ, một số bà mẹ tiếp tục quản lý hình ảnh bản thân như mọi khi, họ chắc chắn sang sửa trước khi đi ra ngoài. Trong khi một số bà mẹ cảm thấy không cần thiết phải quần là áo lượt, thường sẽ tiện mặc bộ quần sơ sài, thậm chí là quần áo ở nhà khi đi ra ngoài.

Hành vi thích diện váy áo và không thích diện váy áo của các bà mẹ là lựa chọn cá nhân, nhưng trên thực tế, chúng có những tác động rất khác nhau đối với trẻ.

Chị Xinh lần đầu tiên đưa con đến trường mẫu giáo. Khi vừa đến cổng trường, chị đã thấy những bà mẹ khác mặc váy công sở hoặc kiểu váy nữ tính, xòe ngang đầu gối, váy hoa dài xúng xính…

Nhìn xung quanh, chị dường như là người duy nhất mặc một chiếc quần dáng thể thao dài màu xám lớn. Chị cảm thấy hơi xấu hổ trong giây lát.

Khi đến lớp của con, vì xấu hổ khi nhìn những bà mẹ “tiên nữ” khác nên chị đành cúi đầu. Nhưng khi cúi đầu xuống, chị phát hiện con trai mình cũng đầu cúi thấp, hai tai đỏ bừng.

Chị Xinh hiểu rằng không chỉ bản thân chị cảm thấy tự ti mà con trai chị cũng bị ảnh hưởng.

May mắn thay, giáo viên đã phát hiện ra sự bối rối của hai mẹ con nên nhanh chóng tiến tới nói chuyện để xoa dịu.

Sau đó, trong một lần trò chuyện với giáo viên, người này đã nói với chị Xinh rằng: “Cha mẹ chú ý ăn mặc và cha mẹ không chú trọng ăn mặc thực sự có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ”.

Để không khiến con trai cảm thấy tự ti, chị Xinh bắt đầu đầu tư mặc quần áo chỉnh tề, đẹp đẽ mỗi khi ra ngoài. Thật ngạc nhiên, con trai chị không còn cảm thấy tự ti so với bạn bè nữa.

Oscar Wilde từng nói: “Chỉ những người nông cạn mới không đánh giá con người qua ngoại hình”.

Mặc dù trong cuộc sống, chúng ta luôn chủ trương “vẻ đẹp bên trong” mới quan trọng nhưng thực tế, ấn tượng đầu tiên của một người với người khác, xem người đó có thiện chí giao tiếp hay không lại thường được quyết định bởi vẻ ngoài của họ.

Tuy nhiên, chú trọng hình ảnh bên ngoài ở đây không có nghĩa là các mẹ quá theo đuổi vẻ đẹp hào nhoáng lộng lẫy để khoe bản thân mà là ăn mặc chỉn chu, phù hợp với hoàn cảnh, vừa vặn, thoải mái, nhưng vẫn phải đảm bảo tính lịch sự.

Dưới góc độ nuôi dạy con cái, một bà mẹ chỉn chu trong ăn mặc và một bà mẹ không quan tâm ăn mặc sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến trẻ.

Ảnh hưởng của bà mẹ biết ăn mặc đối với trẻ em:

1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ

Tính thẩm mỹ, một thứ cần thời gian mà từ từ hình thành, không thể một sớm một chiều mà học được.

Nếu mẹ thường xuyên chú ý đến việc ăn mặc và quản lý tốt hình ảnh của bản thân thì hành vi này sẽ tự động “tiêu hóa” và hấp thụ vào mắt trẻ, từ đó hình thành tính thẩm mỹ của trẻ .

Mặt khác hầu hết các bà mẹ biết chăm chút “lên đồ” cho bản thân cũng sẽ cho con một thói quen gọn gàng, tươm tất. Trẻ thường thích bắt chước người lớn nên ảnh hưởng của mẹ lên trẻ là không nhỏ, ở trường hợp này để giống với mẹ, trẻ cũng sẽ quan tâm đến vẻ ngoài của mình.

2. Ảnh hưởng đến đời sống xã hội của trẻ

Không khác người lớn, trẻ em cũng có vòng tròn QH của riêng mình. Hình ảnh bên ngoài của cha mẹ bạn bè sẽ được trẻ thu vào tầm mắt. Chúng thực sự sẵn sàng chọn chơi với con cái của những bậc cha mẹ biết cách ăn mặc gọn gàng, chỉn chu hơn là những đứa trẻ có cha mẹ ăn mặc cẩu thả.

Mặt khác, cha mẹ biết cách ăn mặc thường chú ý đến việc ăn mặc cho con cái, cha mẹ không thích ăn mặc hầu hết lại thường không chú ý.

Vì vậy, giữa một đứa trẻ ăn mặc đẹp đẽ và đứa trẻ luộm thuộm, rõ ràng đa phần các trẻ em khác sẵn sàng chơi với những đứa trẻ mặc đẹp hơn..

3. Ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ

Đã có số liệu khảo sát cho thấy rằng những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ chú ý đến ăn mặc sẽ tự tin hơn những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những cha mẹ không chú trọng chuyện ăn mặc.

Bố mẹ biết “lên đồ” cho mình là một kiểu cư xử hấp dẫn trong mắt trẻ, có thể làm trẻ tăng thêm sự tự tin khi đối mặt với người và vật bên ngoài, tự nhiên về lâu về dài trẻ sẽ ngày càng tự tin hơn.

Ảnh hưởng của một người mẹ không chú ý chuyện ăn mặc

Đa phần con cái của những bậc cha mẹ không chú ý chuyện ăn mặc thường trở nên tự ti do hình thức bên ngoài của cha mẹ chúng, nhất là khi so sánh với những hình ảnh “bóng bẩy” của các cha mẹ khác.

Nói chung, trẻ em có lòng tự trọng thấp sẽ mất đi sự tự tin để chủ động giao tiếp với người khác, trở nên sống nội tâm và nhạy cảm hơn.

Tóm lại, QH giữa cha mẹ và con cái là loại quan có ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình lớn lên và phát triển của trẻ, mọi hành vi của cha mẹ sẽ có ảnh hưởng tinh tế đến nó.

Cha mẹ cần bắt đầu từ chính bản thân mình, rèn luyện cả bên trong lẫn bên ngoài, trở thành gương sáng để trẻ lớn lên năng động và khỏe mạnh hơn.