Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
96 lượt xem

"Lãng phí tuổi trẻ để vay nợ chạy đua mua nhà": Như vậy liệu có đáng không?

Nhà phố tại Hà Nội, Sài Gòn đắt đỏ nhưng rất nhiều người thu nhập trung bình vẫn đánh đổi tuổi trẻ để vay nợ mua bằng được.

Mua nhà thành phố từ lâu đã trở thành mục tiêu hàng đầu với nhiều người, trong đó có cả những người trẻ tuổi. Không ít người sẵn sàng vay mượn khắp nơi để sớm thực hiện giấy mơ sở hữu căn nhà của riêng mình. Nhưng đằng sau những thỏa mãn ban đầu khi có nhà Hà Nội, Sài Gòn, họ lại phải vùi mình vào cuộc chiến kiếm tiền trả nợ.

Không đồng tình với tư tưởng đánh đổi tuổi trẻ để mua nhà sớm bằng mọi giá, độc giả Giang hoang nêu quan điểm: “Tôi là người Hà Nội, đã có nhà sẵn do cha mẹ để lại, lương hai vợ chồng 30 triệu một tháng, ấy vậy mà còn chẳng dám nghĩ đến chuyện mua nhà. Tính sơ sơ, nhanh nhất cũng phải 10 năm nữa chúng tôi mới có khả năng mua. Chúng tôi không có ôtô, con chỉ học trường làng, không đi ăn hàng, nói chung là sống tiết kiệm hết mức, nhưng có lẽ để mua được nhà thì cũng chẳng còn gì mà tiêu.

Đó là sự thật, nếu các bạn muốn mua nhà ở thành phố thì chắc chắn sẽ phải sống rất kham khổ. Bạn sẽ phải chi tiêu rất dè sẻn chứ không được hoang phí. Còn nếu muốn cho con học trường quốc tế (học phí cả chục triệu đồng), muốn mua ôtô để đi lại thì lương tháng cũng phải 50 triệu trở lên hãy nghĩ đến chuyện mua nhà.

Tôi từng gặp nhiều trường hợp lương 20-30 triệu đồng, vẫn còn khó vay 200 triệu đồng thế chấp căn hộ. Thế nên, nếu lương của bạn chỉ 20 triệu đồng thì đừng nghĩ đến chuyện mua nhà khi còn trẻ. Đó là một mơ mộng viển vông, hãy tích lũy và mua nơi xa trung tâm một chút. Tôi có người quen sống ở Anh, nhà ngoại ô, đi làm ở trong trung tâm London, mỗi ngày ngồi metro một giờ đồng hồ mà cũng thấy mỏi mệt dù kiếm không ít.

Tôi chỉ muốn nói là với mức lương trung bình như vậy rất khó mua nhà thành phố. Bạn phải có trong tay khoảng 60% giá trị ngôi nhà rồi mới vay mua thêm thì mới đỡ vất vả. Nhà đất Hà Nội đắt là điều dễ thấy bao lâu nay, nhưng thật lạ là ai cũng muốn mua, cố chấp mua trong khi lương chỉ mức trung bình, để rồi lại kêu than khó sống như một vòng luẩn quẩn”.

Nhu cầu nhà ở lớn trong khi nguồn cung quỹ đất ngày một hạn hẹp đã đẩy giá nhà đất ở trung tâm thành phố liên tục tăng cao. Ngay cả trong thời điểm dịch bệnh kéo dài, giá bất động sản cũng chỉ đi ngang chứ không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Thực tế đó khiến giấc mơ mua nhà của nhiều người thu nhập trung bình và thấp ngày một xa vời.

Không muốn lãng phí tuổi xuân để chạy theo cuộc đua mua nhà, bạn đọc Coffees lựa chọn đầu tư vào nhiều khía cạnh khác của cuộc sống: “Theo khảo sát tôi, từ năm 2016, giá một căn nhà trong hẻm tại Quận Tân Phú vào khoảng hai tỷ đồng. Các năm sau đó, giá nhà đất tăng quá nóng, tới cuối năm 2019 – đầu năm 2020 thì đã có giá khoảng tám tỷ đồng. Năm nay giá vật liệu xây dựng tăng phi mã, nên giá sẽ còn cao hơn nữa. Giờ tới miếng đất bé xíu mặt chợ ở trong làng cũng có giá cả tỷ bạc rồi.

Thế nên, những bạn trẻ chậm chân có lẽ nên tạm gác lại giấc mơ nhà đất sang một bên. Hãy tạm quên đi việc phải mua nhà bằng được, và lấy tiền đó để theo đuổi những đam mê khác. Bạn có thể tranh thủ đi du lịch, chơi xe, cho con cái ăn uống, học hành đủ đầy, đầu tư vào sức khỏe… Những thứ đó thiệt thực và có giá trị hơn căn nhà.

Không đâu như ở nước ta, nhà giàu làm được đồng nào cũng đổ hết vào nhà đất, kiều hối gửi về cũng đem đi mua đất, ai không có tiền cũng đi vay mượn anh em, bạn bè, khắp nơi để mua đất. Rồi sau đó họ lại phải dùng 20-30 năm đẹp nhất cuộc đời để è cổ ra cày cuốc trả nợ.

Không thể phủ nhận, đất cát đã làm cho một bộ phận người giàu lên trong chớp mắt. Nhưng bù lại, xã hội đã phải trả quá nhiều chi phí, bỏ lỡ quá nhiều cơ hội phát triển. Đến cả nhưng nhà khoa học, chuyên gia, nghệ nhân… cũng vì gánh nặng căn nhà mà sức sáng tạo bị giảm đi nhiều. Như vậy liệu có đáng không?”.

Bài viết cùng chủ đề: