Tôi có quyền tự do làm mọi điều mình muốn, nhưng cũng học được rằng tôi phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những hành động của mình, đặc biệt là về tiền bạc.

1. Đừng mua sắm phung phí khi bạn có thể tiết kiệm

Bạn chắc chắn đã từng rơi vào những trường hợp tặc lưỡi mua một món đồ không thực sự cần thiết nhưng đang giảm giá sâu? Bạn nghĩ rằng bạn đang tận dụng những cơ hội nhưng thực chất, bạn đã rơi vào bẫy tâm lý của người bán.

Con người là một nhóm động vật phi lý khi những gì bạn muốn thì thực tế không cần thiết. Còn khi bạn cần mua gì đó thì tiền đã cạn túi vì tiêu vào những chuyện không đâu.

Để khắc phục điều này, bạn có thể thử quy tắc 30 ngày. Trước khi quyết định mua một món đồ, hãy dành 30 ngày để suy ngẫm về tính cần thiết thực sự của nó. So sánh giá cả giữa các cửa hàng trước khi chọn mua một món đồ thực sự cần thiết. Nghe có vẻ phúc tạp nhưng cách đơn giản này sẽ giúp bạn tiết kiệm được không ít tiền đâu.

2. Nói về tiền bạc không “nhạy cảm” như bạn tưởng

Chúng ta được dạy là không nên nói hay nên hỏi về tiền, rằng cách duy nhất để kiếm tiền là học tập chăm chỉ và có một công việc tốt. Nhưng khi tôi tương tác với các doanh nhân trẻ, tôi thấy sự nhạy bén đáng chú ý của họ đối với cách thức hoạt động của đồng tiền.

Họ được tiếp xúc với các khái niệm về tiền tệ ngay từ khi còn nhỏ, ngay trong gia đình của mình thông qua những cuộc trò chuyện của cha mẹ tại bàn ăn tối, trong khi di chuyển… Những thông tin về giá trị đồng tiền và cách làm ra nó, đạo đức khi kiếm tiền… được thảo luận một cách cởi mở, nhờ đó nâng cao tinh thần kinh doanh của lũ trẻ.

3. Tiền bạc không dễ dàng kiếm được

Có nhiều người khoe khoang với chúng ta rằng kiếm tiền không khó, chỉ cần có quyết tâm là được. Nhưng sự thật nếu dễ dàng như vậy thì đã không phải là thế giới này.

Khi bước chân vào kinh doanh, bạn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ. Sự khác biệt duy nhất giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là sự tin tưởng. Khách hàng phải tin tưởng thì họ mới chi tiền cho bạn (hay bạn mới kiếm được tiền). Sự tin tưởng này mất cả đời để xây dựng nhưng đôi khi chỉ sai lầm trong vài giây cũng có thể phá hủy nó.

Mọi người tin tưởng tiền của họ hơn họ tin tưởng vào người khác. Vì thế nếu bạn không thể làm cho cuộc sống của người khác tốt lên theo một cách nào đó thì đừng mong “lấy” được tiền của họ.

4. Tiết kiệm tiền rất quan trọng

Tất nhiên tiết kiệm tiền rất quan trọng, nhưng kiếm tiền thậm chí còn quan trọng hơn.

Tiết kiệm giúp bạn dự phòng được những trường hợp ngoài ý muốn cũng như ngăn lạm phát. Nhưng lấy ví dụ lạm phát tiêu dùng trung bình ở Ấn Độ là khoảng 10% mỗi năm. Các ngân hàng cho bạn lãi suất 6% cho khoản tiết kiệm của bạn. Vậy có nghĩa là, tiền trong ngân hàng sẽ chỉ dần mất giá mà thôi. Đến cuối cùng, bạn cũng vẫn là một người không có tiền mà thôi.

Thay vào đó, hãy tập trung cả vào kiếm tiền và tiết kiệm tiền, luôn tìm cách để tăng thêm nguồn thu nhập cho dù bạn là một nhân viên bình thường hay một doanh nhân.

5. Đừng đặt tất cả trứng vào cùng một giỏ

Điều này nghĩa là khi bạn đầu tư, không cần quá trung thành với một chiến lược vì không có vụ đầu tư nào nhanh chóng đem lại lợi nhuận cho bạn trong chớp mắt mà bền vững và nó dễ khiến bạn “nổ tung”.

Khoảng 10 năm trước, bố tôi đã đưa ra một quyết định đầu tư táo bạo. Thay vì bỏ số tiền lớn để cả gia đình cùng đi du lịch nước ngoài theo ý của mẹ tôi, bố đã đầu tư vào bất động sản. Quyết định đó khiến cho mẹ tôi không hài lòng và cả tôi cũng vậy. Cả tôi và mẹ đều rất háo hức được đi du lịch nhưng bố lại nói rằng: Hãy để tiền đẻ ra tiền.

Phải mất hơn 1 thập kỷ sau tôi mới hiểu được ý nghĩa thực sự trong quyết định của bố. Khi đặt tất cả vốn liếng của của bạn vào 1 “giỏ”, bạn sẽ lỗ theo thời gian. Trong quản lý tiền bạc, đừng chỉ dựa vào một chiến lược đầu tư duy nhất. Thay vào đó, hãy đầu tư vào tài sản, các lĩnh vực khác đem lại lợi nhuận. Có thể các khoản đầu tư chưa đem lại lợi ích ngay lập tức, nhưng về lâu dài, nó sẽ đem lại cho bạn một nguồn thu để cải thiện cuộc sống và tiếp tục tái đầu tư.