Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
118 lượt xem

Lâm Đồng: Trồng thứ rau rừng đang được săn lùng nấu món đặc sản, nông dân ngồi chơi xơi nước cũng thu bộn tiền

Từ lâu, bà con người dân tộc thiểu số Tây Nguyên coi lá bép là cây rau, cây tɦuốc, còn người Kinh coi đây là một loại rau siêu sạch vì cây mọc tự nhiên trong rừng, cho đọt và lá quanh năm mà không cần sử dụng bất cứ loại tɦuốc bảo vệ thực vật nào cây vẫn phát triển.

Lá bép tròn dài, màu xanh nhạt, lúc còn non màu đỏ hồng, vị ngọt, khi nấu chín có mùi vị đặc trưng. Loại rau này dùng nấu canh, xào với lòng gà hoặc tôm tép đều ngon.

Hiện nay lá bép được bày bán tại Bình Phước, Di Linh (Lâm Đồng) và đang trở thành đặc sản rau rừng trong các nhà hàng, quán ăn ở Tây nguyên với thực đơn phổ biến nhất là canh cua lá bép, lá bép xào thịt bò.

Ông Điểu K’Tôi ở thôn Bi Nao, xã Đồng Nai Thượng huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) kể, đời sống của đồng bào dân tộc luôn gắn với rừng từ bao đời nay. Thế nên, trong bữa ăn hàng ngày không thể thiếu các loại rau rừng. Trước đây, rừng còn nhiều, rau rừng vì thế cũng phát triển theo với nhiều chủng loại khác nhau. Mỗi ngày chỉ cần vào rừng một tiếng đồng hồ là có ngay mớ rau nhíp, mấy củ măng mang về nấu ăn. Nhưng càng ngày rừng càng ít, cây cối cũng chẳng còn như xưa. Rau rừng cũng vậy mà hiếm dần.

Gia đình ông Điểu K’Tôi hiện có 2 ha rẫy trồng điều. Những năm qua, điều mất mùa, mất giá nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, thời gian gần đây, thương lái địa phương tìm mua loại rau rừng này nhiều để cung ứng cho các nhà hàng, chế biến làm các món ăn đặc sản nên loại rau rừng này cũng trở nên hiếm đi. Thấy vậy, ông Điểu K’Tôi nảy ra ý định vào rừng lấy cây về nhân giống trồng xen trong rẫy điều, cà phê của gia đình, vừa đảm bảo thức ăn vừa có thêm thu nhập.

Trên diện tích 2 ha trồng điều, ông Điểu K’Tôi vừa trồng vừa nhân rộng dần. Đến nay, vườn lá nhíp hơn 2 sào của ông đã phát triển tươi tốt. Ông Điểu K’Tôi cho biết: “Trước đây, tôi trồng cây lá nhíp chủ yếu để gia đình sử dụng vì đây là món ăn truyền thống của đồng bào địa phương. Hiện, lá nhíp được nhiều người ưa thích, mùa mưa chỉ bán 30 – 40 ngàn đồng/kg, nhưng mùa khô có lúc lên tới gần 70 – 80 ngàn đồng/kg. Từ 2 sào lá nhíp, mỗi năm giúp gia đình tôi thu nhập thêm vài chục triệu đồng”.

Không riêng gia đình hộ ông Điểu K’Tôi, hiện hàng chục hộ dân trong xã Đồng Nai Thượng cũng đã chủ động đưa cây lá nhíp về trồng trong các vườn điều. Chị Ka Rẹ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đồng Nai Thượng cho biết: Vài năm gần đây, cây hồ tiêu, điều trên địa bàn thường mất mùa, rớt giá, sâu bệnɦ phá hoại, vì vậy thu nhập từ lá nhíp đã giúp một số hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trang trải cuộc sống hằng ngày. Điều này khiến chị trăn trở tại sao chúng ta không mở rộng diện tích trồng cây lá nhíp để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân? Chính vì vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã nghiên cứu xây dựng mô hình trồng lá nhíp dưới tán điều để triển khai cho các hội viên, nhất là chị em đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo chị Ka Rẹ, mô hình trồng xen rau nhíp đem lại rất nhiều lợi ích nên ngày càng được bà con hưởng ứng. Đến nay, toàn xã đã có hơn 30 hộ dân tham gia trồng lá nhíp. Việc nhân giống cây lá nhíp khá đơn giản, có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cây con mọc ra từ rễ cây mẹ. Đặc điểm của cây lá nhíp là phải trồng dưới tán cây để hạn chế nắng chiếu trực tiếp khiến lá bị vàng, cứng, không sử dụng được. Do đó, loại cây này rất phù hợp trồng xen trong vườn điều, cà phê, vừa có bóng râm vừa tận dụng được nguồn nước tưới, phân bón cũng như quỹ đất trống.

“Rau nhíp ngày càng được nhiều người mua về ăn, chi phí chăm sóc loại cây này chẳng tốn bao nhiêu, chẳng cần chăm sóc kỹ, không bón phân, không phun tɦuốc, lâu lâu tưới cho nó một lần, vậy là xong. Chỉ cần trồng xen thêm một sào rau nhíp, mỗi tháng một hộ gia đình có thêm triệu bạc, lại tiết kiệm được khoản tiền mua rau”, chị Ka Rẹ nói.

Lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên, sau khi tốt nghiệp Đại học, chàng trai sinh năm 1990 Hà Quốc Việt đi nhiều nơi như Đà Lạt, Đồng Nai để học hỏi các mô hình nông nghiệp về vận dụng làm kinh tế tại địa phương. Nhưng mãi anh cũng chưa chọn được mô hình nào ưng ý.

Trong một lần đi chơi với bạn bè, anh thấy bà con người DTTS tại địa phương mình hái lá bép rừng mang ra chợ bán và được rất nhiều người đặt mua. Cũng từ đó anh có ý định đưa cây lá bép này về trồng khảo nghiệm trong vườn của gia đình mình, với mong muốn mở ra hướng đi mới trên bước đường khởi nghiệp.

Trong quá trình trồng khảo nghiệm lá bép rừng, anh Việt đã gặp không ít khó khăn về vốn cùng như kinh nghiệm trồng, chăm sóc loại cây rừng này. Nhờ sự kiên trì, chịu khó, vừa làm vừa tìm tòi học hỏi, đồng thời được sự động viên của gia đình nên đến nay anh đã mở rộng mô hình lá bép rừng lên diện tích 1.000 m2.

Để đưa được cây lá bép rừng từ môi trường tự nhiên về trồng tại vườn nhà không phải dễ dàng. Anh phải tự vào rừng lựa chọn những cây con khỏe mạnh, tươi tốt đưa về trồng. Bên cạnh đó đầu tư hệ thống tưới tự động, phun sương.

Mô hình trồng khảo nghiệm lá bép rừng của anh Việt đã cho thu hoạch 3 tháng nay; với diện tích 1.000 m2, mỗi tháng cho thu hoạch từ 100-150kg. Tuy nhiên, do trong giai đoạn trồng khảo nghiệm, chủ yếu để nuôi cây và theo dõi sự phát triển của cây nên nhiều lá bép mặc dù đã đến thời gian thu hoạch nhưng anh Việt vẫn chưa bán ra thị trường. Mô hình thuần hóa cây lá bép rừng của anh Việt là đầu tiên và duy nhất tại địa phương cho đến thời điểm này.

TH&SP

Bài viết cùng chủ đề: