“Treo biển này cho vui thôi nhưng cũng để cảnh báo các ông chồng không được bạo hành vợ con, để cuộc sống êm đẹp, vui vẻ lên”, người đàn ông sống trong ngõ chia sẻ.

Khu vực dưới chân cầu Long Biên đã có nhiều thay đổi so với trước kia. Một bên là khu dân cư, một bên là những tán cây xanh mướt.

Khu vực dưới chân cầu Long Biên đã có nhiều thay đổi so với trước kia. Một bên là khu dân cư, một bên là những tán cây xanh mướt.

Lạ lùng "Ngõ không sợ vợ" giữa lòng Hà Nội - 2

Ở đây cuộc sống không quá ồn ào như trong phố. Sau những giờ làm việc nặng nhọc, người dân sống trên đường Hồng Hà, phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thường đổ ra con đường ven sông Hồng, sát khu dân cư để vui chơi, ngắm cầu Long Biên.

Ở đây cuộc sống không quá ồn ào như trong phố. Sau những giờ làm việc nặng nhọc, người dân sống trên đường Hồng Hà, phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thường đổ ra con đường ven sông Hồng, sát khu dân cư để vui chơi, ngắm cầu Long Biên.

Lạ lùng "Ngõ không sợ vợ" giữa lòng Hà Nội - 4

Từ con đường ven sông nhìn vào đường Hồng Hà, có một tấm biển “Phòng chống bạo lực gia đình, thanh niên khu phố 1”, phía dưới kèm dòng chữ “Ngõ ko sợ vợ” với chữ "ko" (không-PV) được viết nhỏ hơn hẳn 3 chữ còn lại. Biển treo ở đầu con ngõ 44 – 46 khiến những người lạ đến đến đây tò mò, thích thú.

Từ con đường ven sông nhìn vào đường Hồng Hà, có một tấm biển “Phòng chống bạo lực gia đình, thanh niên khu phố 1”, phía dưới kèm dòng chữ “Ngõ ko sợ vợ” với chữ “ko” (không-PV) được viết nhỏ hơn hẳn 3 chữ còn lại. Biển treo ở đầu con ngõ 44 – 46 khiến những người lạ đến đến đây tò mò, thích thú.

Theo quan sát của PV, nếu nhìn lướt qua, nhiều người sẽ không nhìn thấy chữ "ko" mà đọc thành “Ngõ sợ vợ”.

Theo quan sát của PV, nếu nhìn lướt qua, nhiều người sẽ không nhìn thấy chữ “ko” mà đọc thành “Ngõ sợ vợ”.

Đầu ngõ được trang trí dây đèn nhấp nháy dài khoảng 30m. Bên trong ngõ có khoảng 100 hộ gia đình sinh sống.

Đầu ngõ được trang trí dây đèn nhấp nháy dài khoảng 30m. Bên trong ngõ có khoảng 100 hộ gia đình sinh sống.

Anh Nguyễn Tiến Dũng là người nghĩ ra tấm biển này và được các thanh niên trong ngõ treo lên. Anh Dũng cho biết: "Tấm biển này đã treo ở đây được gần 2 năm, với mục đích cho vui. Đợt mới treo có chữ 'UBND Phòng chống bạo lực gia đình' nhưng sợ ảnh hưởng nên đã bỏ dòng chữ đó đi”.

Anh Nguyễn Tiến Dũng là người nghĩ ra tấm biển này và được các thanh niên trong ngõ treo lên. Anh Dũng cho biết: “Tấm biển này đã treo ở đây được gần 2 năm, với mục đích cho vui. Đợt mới treo có chữ ‘UBND Phòng chống bạo lực gia đình’ nhưng sợ ảnh hưởng nên đã bỏ dòng chữ đó đi”.

Lạ lùng "Ngõ không sợ vợ" giữa lòng Hà Nội - 9Ông Phạm Văn Sáu, người dân sinh sống ở ngõ này, chia sẻ: “Làm biển cho vui thôi nhưng cũng để cảnh báo các ông chồng không được bạo hành vợ con, để cuộc sống êm đẹp, vui vẻ lên”.

Lạ lùng "Ngõ không sợ vợ" giữa lòng Hà Nội - 10

Bà Hoàng Thị Nga, thành viên trong ngõ vui vẻ nói: “Ngày các thanh niên trong ngõ treo tấm biển lên, ai cũng bật cười và cảm thấy rất thú vị. Không có chuyện sợ hay không sợ vợ mà những người đàn ông trong ngõ tự cảm thấy phải thay đổi để gia đình hạnh phúc".

Bà Hoàng Thị Nga, thành viên trong ngõ vui vẻ nói: “Ngày các thanh niên trong ngõ treo tấm biển lên, ai cũng bật cười và cảm thấy rất thú vị. Không có chuyện sợ hay không sợ vợ mà những người đàn ông trong ngõ tự cảm thấy phải thay đổi để gia đình hạnh phúc”.

Ông Đào Xuân Thưởng (Tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố số 1, phường Phúc Tân) cho hay: Tấm biển trên do những thanh niên trong ngõ treo lên cách đây gần 2 năm. Anh em trong ngõ thấy một số nơi có nên học tập theo.

Ông Đào Xuân Thưởng (Tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố số 1, phường Phúc Tân) cho hay: Tấm biển trên do những thanh niên trong ngõ treo lên cách đây gần 2 năm. Anh em trong ngõ thấy một số nơi có nên học tập theo.

Theo ông Thưởng, trong ngõ có khoảng gần 100 gia đình. Công việc chủ yếu của người dân ở đây là đi chợ đêm bán hoa quả, người thì đi làm thuê, người làm xe ôm… “Mới đầu thấy buồn cười nhưng về sau quen rồi, mọi người lại thấy vui. Những người có tuổi trong ngõ cũng đồng lòng với việc các thanh niên làm.”, ông Thưởng nói về tấm biển treo ở đầu ngõ.

Theo ông Thưởng, trong ngõ có khoảng gần 100 gia đình. Công việc chủ yếu của người dân ở đây là đi chợ đêm bán hoa quả, người thì đi làm thuê, người làm xe ôm… “Mới đầu thấy buồn cười nhưng về sau quen rồi, mọi người lại thấy vui. Những người có tuổi trong ngõ cũng đồng lòng với việc các thanh niên làm.”, ông Thưởng nói về tấm biển treo ở đầu ngõ.