Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
104 lượt xem

Hưng Yên: Săn loài hôi hám ngoài đồng về bán, thu về cả triệu đồng/ngày

Khi mùa gặt vừa kết thúc, nhiều người lại chuẩn bị dụng cụ để đi săn bắt con vật này, có ngày họ bắt và bán được cả tạ, thu về hơn triệu đồng.

Khi những cánh đồng tại một số huyện ở Hưng Yên đã gặt hết vào cuối tháng 10, mùa săn chuột đồng lại bắt đầu. Các món chế biến từ chuột đồng được người dân coi là đặc sản chuyên làm mồi nhậu. Bên cạnh đó, nhiều người còn k.i.ế.m được cả tiền triệu mỗi ngày nhờ việc bán chúng.

Cứ chiều tối, trên một số cánh đồng ở Hưng Yên, thi thoảng sẽ thấy từng tốp 3-5 người đàn ông mang theo cuốc, thuổng, xô chậu, vợt lưới… đi dọc các bờ ruộng tìm hang chuột.

Có kinh nghiệm gần chục năm săn bắt chuột, anh Mỹ (Văn Giang, Hưng Yên) cho biết mùa săn bắt chuột diễn ra từ tháng 7 đến tháng 12 Dương lịch. Để quá trìnɦ săn bắt hiệu quả, anh thường kết hợp theo nhóm 3-4 người.

Thông thường, ăn trưa xong, anh sẽ chuẩn bị những chiếc bẫy để đi đặt cửa hang chuột. Tầm chiều tối, anh sẽ đi thu bẫy về. Cách làm này khá nhàn nhưng chuột thu về không nhiều.

Ban đêm là “thời điểm vàng” chuột đi k.i.ế.m ăn, cả nhóm của anh sẽ đeo đèn pin, đuổi chuột bắt bằng vợt và đặt bẫy. Vì vậy, khoảng 9h30, cả nhóm anh sẽ kéo nhau ra đồng và mỗi người một nhiệm vụ để bước vào công cuộc săn chuột.

“Mỗi tối, nhóm chúng tôi có thể săn được hơn 1 tạ chuột, còn ngày ít cũng phải được vài chục cân. Gần sáng, chúng tôi trở về nhà với thành quả săn được và bán cho các đầu mối, khách nào đặt riêng lẻ thì tôi sẽ để lại bán riêng”, anh nói.

Tuy nhiên, quá trình săn chuột không hề đơn giản. Theo anh, với những người có kinh nghiệm, việc tìm đường đi của chuột và cách đặt bẫy, săn bắt chuột sẽ hiệu quả hơn. Còn người nào mới vào nghề sẽ rất khó tìm được hang chuột.

Khách hàng của anh ở quanh khu vực và khắp các tỉnh thành nên anh thường xuyên gửi hàng đi. Mỗi cân chuột anh bán giá 150.000 đồng, tính ra vào vụ săn chuột đồng, mỗi tháng anh k.i.ế.m từ 25 – 30 triệu đồng.

Anh Dương (Hoàng Hoa Thám, Ân Thi, Hưng Yên), với kinh nghiệm 12 năm săn chuột cho biết người dân ở làng anh đi bắt chuột rất nhiều. Mỗi người có thể kiếm từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng từ công việc này.

Phương pháp bắt chuột được linh động theo từng tìnɦ huống cụ thể, chủ yếu là đuổi, đánh bẫy và đào.

Chuột sau khi bắt sẽ được nhúng vào nồi nước sôi, sau đó cạo sạch lông, mổ lấy ruột. Để thịt chuột nhìn ngon hơn, nhiều nhà thường bỏ chân, bỏ đầu… đem đi thui vàng bằng rơm. Sau 2 lần thui, chuột có màu vàng ươm sẽ được bán tại chợ hoặc các đầu mối.

Chuột có thể chế biến thành nhiều món như luộc, hấp sả, nấu giả cầy, xào sả ớt, hấp lá chanh….

Trên thị trường, thịt chuột được bán với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 100 – 150 nghìn đồng/kg. Có người còn bán thịt chuột đồng với giá lên đến 300.000 đồng/kg.

Tɦeo các tài liệu y khoa, chuột là loại động vật có thể ăn được, thịt của chúng rất giàu chất dinh dưỡng, không thua kém các loại thịt gà, lợn, bò. Thịt chuột đồng có vị ngọt, tính ấm, không độc nên trong đông y chuột đồng còn được coi là một bài thuốc quý.

Tuy nhiên, trong các tài liệu y học, thịt của loài gặm nhấm này luôn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh. Đặc biệt, trước đây chuột là loài trung gian truyền vi rút dịch hạch rất nguy hiểm cho con người. Hiện nay, tuy bệnh đã được khống chế nhưng nguy cơ về căn bệnh này vẫn còn tồn tại.

Theo arttimes.vn

Bài viết cùng chủ đề: