Chị Thảo (Nghệ An) vô cùng hối hận vì đã không kiên quyết giám sát việc thiết kế, thi công mà để bố mẹ ở quê tự quyết. Điều này đã dẫn đến một sự cố khiến bố mẹ chị Thảo gặp nguy hiểm.
Gia đình chị Thảo có ba anh em đều đã chuyển từ Nghệ An ra Hà Nội để sinh sống và làm việc. Ở quê hiện nay chỉ còn bố mẹ chị ở trong ngôi nhà cũ có vườn bao quanh, rộng hơn 200m2. “Dù tôi và hai anh trai hết lần này tới lần khác mời bố mẹ ra Hà Nội sống cùng các con nhưng ông bà không chịu. Các cụ bảo ở quê vừa thoáng đãng vừa vui, có họ hàng, làng xóm và phải lo việc thắp hương, cúng giỗ”, chị Thảo kể.
Cách đây 2 năm, ba anh em góp một khoản tiền để bố mẹ sửa sang nơi ở. Nhà cũ là nhà mái ngói có 2 phòng ngủ. Bếp, khu vệ sinh nằm ở tách biệt bên ngoài. Ông bà muốn cất thành nhà mái bằng hai tầng để có thêm phòng ngủ và các tiện nghi cơ bản khi con cháu về chơi.
Vì các con ở xa nên chủ yếu là ông bà tự lo việc xây nhà và nhờ họ hàng hỗ trợ. Khi gửi tiền về, cả ba con đều nhắc bố mẹ nhờ người thiết kế bố trí luôn bếp, WC ở trong nhà để tiện cho ông bà sinh hoạt khi trời mưa gió, rét lạnh, khỏi phải ra ngoài đêm hôm. Hai ông bà ậm ừ, không nói gì thêm.
Gần 20 năm sống ở quê, chị Thảo nhiều phen phải nhịn đi vệ sinh vì sợ phải ra khu WC cách nhà chính khoảng 10m nằm gần những lùm cây. Có những hôm, chị bị ướt nhẹp vì mưa khi đi từ khu vệ sinh vào nhà.
Tết Nguyên đán vừa rồi, cả gia đình đã được đoàn tụ trong ngôi nhà mới khang trang. Nhưng niềm vui không kéo dài khi chị Thảo phát hiện có một gian nhà nhỏ cách đó vài mét. Hóa ra, bố mẹ chị vẫn kiên quyết làm WC ngoài trời. “Khu vệ sinh dù sạch thế nào cũng hôi. Các cụ cả trăm năm nay làm nhà là phải để WC ngoài vườn, giờ bố trí như vậy không quá xa mà vẫn đảm bảo cho nhà chính sạch sẽ, không có mùi bay vào”, ông Quang, bố chị Thảo, giải thích.
Ngày Tết đoàn viên nên các con cũng đành nuốt cơn giận, bực bội. Các cháu về thăm ông bà kêu ca suốt ngày vì phải chạy từ tầng hai xuống và ra ngoài để đi tắm, vệ sinh.
Trở ra Hà Nội được ít lâu, chị Thảo và các anh nhận tin mẹ gần 70 tuổi bị ngã, gãy chân và tệ hại hơn là phải nằm im một chỗ vì lưng cũng bị đau. Vội vã xin nghỉ làm về quê chăm mẹ, chị mới biết lý do là bữa đó trời mưa, bà đội nón đi ra ngoài để tắm rửa nhưng lại xỏ dép tông. Đôi dép đã mòn đi trên đường ướt khiến bà bị trơn trượt và ngã. Thương mẹ, chị Thảo lại thấy hối tiếc vì ba anh em đã không kiên quyết giám sát việc thiết kế, thi công mà để ông bà tự quyết.
Cũng giống như bố mẹ chị Thảo, ông Quyết (Việt Trì, Phú Thọ) cũng thích làm khu WC ở bên ngoài. Các con góp ý, ông bảo: “Đây là nhà của bố mẹ, tiền của bố mẹ nên các con đừng can thiệp. Bao năm sống như vậy, bố thấy vẫn tốt”.
Nhà xây được 5 năm, ông bà cũng ngày càng lớn tuổi, chân yếu, mắt mờ. Ông Quyết bị thận yếu nên đi tiểu liên tục. Con cái lo cho bố mẹ nên kiên quyết bắt bố mẹ xây một khu WC mới thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, lúc này, việc bố trí WC trong ngôi nhà một tầng rộng 60m2 không được dễ dàng. Bởi vậy, gia đình đành phá bể nước bên ngoài, sát lối đi lại để xây khu vệ sinh nối liền với nhà. Bể được di chuyển ra chỗ khác. Tổng chi phí cho việc cải tạo hết khoảng 20 triệu. Không chỉ thế, khuôn viên nhà trở nên lộn xộn, đồng thời thừa một WC bên ngoài hầu như không còn sử dụng.
Ở nhiều vùng, khi có tiền để xây nhà mới, nhiều hộ vẫn giữ thói quen làm WC ngoài trời vì ngại mùi hôi. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi thiết kế bất hợp lý, gia chủ không giữ gìn vệ sinh.
KTS Nguyễn Tuấn khuyên, nếu những người cao tuổi ở quê muốn giữ kiểu xây dựng này, con cái nên mời bố mẹ tới sống trong nhà họ ở thành phố một thời gian. Trải nghiệm trong ngôi nhà có WC khép kín (được giữ sạch sẽ) sẽ giúp người già thay đổi suy nghĩ cũ.
Ngoài ra, việc thiết kế WC cần hết sức cẩn thận, nên có cửa sổ mở ra ngoài, bắt buộc phải có quạt thông gió. Nếu khu vệ sinh sạch nhưng vẫn có mùi, bạn cần nhờ thợ kiểm tra xem tới lúc hút bể phốt chưa, bồn cầu, cống thoát có bị trục trặc gì không.
Với các phòng vệ sinh cho người già, gia chủ nên lắp đặt thêm tay vịn để họ đứng lên được dễ dàng. Gạch lát sàn không dùng loại trơn, dép đi trong nhà tắm có độ bám tốt. Nếu có thể, chủ nhà nên lắp nút báo động trong WC để khi có sự cố, người cao tuổi có thể kịp bấm gọi người nhà vào cấp cứu.
- 34 Dogs Rescued from Dog Meat Trade Are Preparing for Homes ‘Where They Can Finally Enjoy Life’
- Mạnh dạn bỏ lúa, trồng giống lựu "khủng", da đỏ như son thu lãi 1 tỷ đồng/năm.
- Phụ nữ với chiêu ”3 nông 1 sâu” trong phòng ngủ khiến đàn ông thử 1 lần nghiện cả đời
- Muốn "bỏ phố về quê" cần có nghề "nuôi thân", thực tế không màu hồng như phim ảnh
- Đừng chủ quan nếu chồng có 5 biểu hiện này, rất có thể anh ấy đang ngoại tình