Đi làm có tiền mà chỉ biết gửi tiết kiệm ngân hàng không thôi chứ không đầu tư thì khó giàu được bà con à. Cho nên muốn giàu là phải tiết kiệm và biết cách đầu tư.
Thi thoảng có thời gian em vẫn thích tìm đọc những mẩu chuyện về tấm gương làm giàu của người đi trước, nói thế không phải mình cứ làm y chang mà cần có sáng tạo để biến nó thành ‘bí kíp’ của riêng mình.
Vừa rồi, em đọc câu chuyện về một đại gia ở Hà Nội – ông Vũ Đình Khôi thấy phát ham luôn, mong là chia sẻ xong chị em sẽ có thêm thông tin và học hỏi để làm giàu. Tất nhiên, cái gì cũng vậy, vẫn phải cần một chút yếu tố may mắn nữa thì mới thành công 100% được.
Theo vị đại gia này, lúc kể câu chuyện của mình, ông chỉ cho rằng mình may mắn nên mới được vậy. Nhưng nếu không có làm, không tích lũy và không nắm bắt thời cơ thì ngày hôm nay ông đâu được như vậy, phải không chị em?
Ngày trước, ông Khôi làm công việc chuyên về cầu đường, vận tải. Ông từng tham gia vào việc xây dựng tuyến đường Láng – Hòa Lạc của thời kỳ trước năm 2000. Vốn dĩ ông Khôi có sở thích để dành đất, nên ngày trước đi làm, cứ có tiền là ông mua đất. Hồi đó đất còn rẻ, giá bán như cho, nhiều khi chỉ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/lô, mua theo mảnh khoảng chừng 4 – 7 triệu đồng. Ông mua rồi để đó, thời điểm đó trong suy nghĩ của ông mua đất chỉ để dành, có tiền thì mua, không nghĩ đến chuyện bán lại.
Rồi đến những năm về sau, mới có nhiều người nghĩ đến chuyện mua đi bán lại đất và thị trường này càng trở nên sôi động hơn. Đó cũng là lúc ông nghĩ tới chuyện buôn đất, do ban đầu còn ít vốn nên ông chỉ mua lô đất lớn rồi phân nhỏ xây nhà bán lại, nhưng với ông đó chỉ là cách tạm thời vì lãi ít, làm nhiều có kinh nghiệm, ông chuyển sang đầu tư đất thổ, đất dịch vụ…
Về sau, ông nhận ra bản thân hợp về nghề buôn đất, đầu tư vào đó mang lại lợi nhuận cao nên ông từ bỏ nghề cầu đường và chuyển hẳn sang đầu tư đất.
20 năm sau kể từ lúc bắt đầu mua đất để dành, những mảnh đất xưa kia có giá vài trăm đến vài triệu đồng nay được bán lại với giá trên dưới chục tỷ đồng. Nếu so với ngày xưa thì giá bán hiện tại gấp đến 1.000 lần.
Ông Khôi may mắn hơn nhiều người vì chưa bao giờ thua lỗ từ việc buôn đất. Bạn ông cũng có người mua đất nhưng bán lại muộn hơn nên thành ra lỗ, lúc mới họ trả gấp 5 lần nhưng không bán, chỉ trong thời gian ngắn do khủng hoảng tài chính, đất tụt dốc không phanh nên xuống giá.
Bí quyết của ông cũng chả to tát gì, cứ thấy đất rẻ thì mua, đắt thì bán. Điều này ai cũng nằm lòng trong việc đầu tư, nhưng khi áp dụng thực tế thì không phải ai cũng làm được. Có nhiều người đầu tư xong thấy xuống giá, sợ lỗ thêm nên đành bán gấp để cắt lỗ.
Đâu ai biết trước được đất sẽ tăng hay giảm, nhưng mà qua thời gian dài, theo kinh nghiệm của ông Khôi thì chu kỳ đất cứ nóng lên từ khoảng 5 – 7 năm. Hiện tại, đất hay sốt ảo hoặc nếu có chỉ sốt trong vòng 3 – 5 tháng, rồi lại tụt giá. Nhưng có một điều lưu ý rằng nếu có tiền thì chị em hãy mua đất, chứ đừng nên đi vay để mua, mắc nợ sẽ rất mệt và áp lực nếu như không may đất xuống giá và phải trả nợ sớm.
Đúng là nếu có thời gian quan sát giá cả đất đai chị em sẽ thấy, có nhiều mảnh đất xưa kia được xem là ‘khỉ ho cò gáy’, bán rẻ như cho, bỗng thời gian ngắn trở nên sốt hơn cả.
hình ảnh
Ảnh trái: Ông Khôi sở hữu nhiều lô đất ở Chương Mỹ, Hà Nội. Nguồn: Tri thức trẻ. Ảnh phải: Ảnh minh họa. Nguồn: Nhịp sống Kinh tế.
Có rất nhiều nguyên nhân đẩy giá nhà đất lên cao, chẳng hạn như theo quy hoạch đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nơi đó sắp mở khu công nghiệp, nhiều xưởng sản xuất và tâm lý nhiều người muốn mua để xây nhà cho công nhân thuê kiếm lời, từ đó đẩy giá đất lên cao. Hoặc khu vực đó sắp mở đường, thêm trạm đi qua của các tuyến đường cao tốc, giao thông đi lại thuận tiện cũng là yếu tố đẩy giá lên cao.
Cho nên muốn đầu tư đất đai không phải là ngày 1, ngày 2 mà cần có cả quá trình tích lũy như ông Khôi, mua để đó chờ đợi lúc giá tăng thì bán. Nếu biết nắm bắt thời cơ và nguyên nhân đẩy giá nói trên thì càng tốt nữa, chị em dễ dàng nắm cơ hội hốt bạc trong tầm tay.