Khi đó, Việt Nam đang trong bối cảnh khá khó khăn. Thực tế, ai cũng nhìn thấy hậu quả từ cuộc chiến tranh đã xảy ra trước đó. Nhưng mặt khác, tôi thấy người Việt Nam cũng đang làm việc rất chăm chỉ để xây dựng lại đất nước mình.
William E.Crawford sinh năm 1949. Ông lớn lên tại Chicago, tốt nghiệp đại học Yale. Năm 1985, ông là một trong những nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên đến miền Bắc Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh. Khi đó thượng nghị sĩ Mỹ là John Kerry dẫn đầu một phái đoàn ngoại giao không chính thức tới Hà Nội, gồm một nhóm nhà làm phim và những cựu binh, Crawford được mời tham gia, và ông đã nhận lời ngay vì không muốn bỏ lỡ cơ hội hiếm có đó. Sau đó Crawford cũng đã quay lại nhiều lần.
Tác phẩm của ông từng được triển lãm ở Mỹ và Việt Nam, nằm trong cuốn sách ảnh Hanoi Streets 1985-2015: In the Years of Forgetting phát hành năm 2018.
Crawford đã nhận xét về cuộc sống ở Việt Nam theo ông quan sát như sau:
Khi đó, Việt Nam đang trong bối cảnh khá khó khăn. Thực tế, ai cũng nhìn thấy hậu quả từ cuộc chiến tranh đã xảy ra trước đó. Nhưng mặt khác, tôi thấy người Việt Nam cũng đang làm việc rất chăm chỉ để xây dựng lại đất nước mình.
Sự thay đổi diễn ra nhiều nhất của Hà Nội hiện nay so với năm 1985 là giao thông, hiện nay đã trở nên vô cùng ách tắc và hỗn loạn. Tôi cũng nhận thấy những tấm biển quảng cáo trên tường ngày càng xuất hiện nhiều hơn, điều này đã làm nên sự khác biệt của Hà Nội ngày nay. Bởi vào những năm 1980, các bảng hiệu được tái chế và vẽ bằng tay. Giờ đây thì nó là những biển quảng cáo được in ấn ở khắp nơi.
[…]Hà Nội ngày nay đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, cuộc sống của người dân tốt hơn nhiều so với thời điểm tôi đến thăm. Thế nhưng cùng với sự phát triển này, Hà Nội đã mất đi sự duyên dáng vốn có.
Những hình ảnh William E.Crawford chụp Hà Nội trong 10 năm, từ 1986 tới 1995:
Bức hình sạp bán báo ở số nhà 222 phố Hàng Bông năm 1986. Bên trong cửa hàng này có cho thuê máy chơi điện tử Nintendo 4 nút (chơi nấm Mario, Tank…)
Bảng hiệu vẽ bằng tay trên tường của phòng khám răng 174 Hàng Bông, năm 1986
Phố cổ Hà Nội nhìn từ một ngôi nhà trên phố Đinh Liệt, Hà Nội năm 1986
Ông bố chở ba đứa con bằng xe đạp trên đường Thanh Niên, năm 1987
Ngã tư Hàng Gai – Lương Văn Can năm 1988 với phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp, số ít đi xe Cub. Lúc này giá trị 1 chiếc xe máy có thể bằng cả căn nhà. Bên phải là cửa hàng bán kimono thêu rồng, mặt hàng xuất khẩu rất nhiều sang Đông Âu
Khu tập thể A1 Giảng Võ lúc này chưa bị cơi nới tràn lan, 1988. Bên phải hình là 1 chiếc GAZ-24 hãng Volga nổi tiếng của Liên Xô
Cảnh hai người đàn ông uống nước chè, bên cạnh là quầy bơm ga bật lửa ở số 8 phố Lý Thái Tổ năm 1988
Trước cửa quán ăn ở số 72 phố Mã Mây năm 1988
Những ngôi nhà mang kiến trúc cổ kính ở số 19 Nguyễn Quang Bích, năm 1991. Xác pháo hồng phủ đầy bên lề đường. Bên trái hình là 1 chiếc Astrea 90cc
Cây cột điện nằm ở ngã ba phố Hàng Gai năm 1994
Bên ngoài ngõ 38A Mã Mây, năm 1994. Lúc này bảng hiệu làm bằng chất liệu formica bắt đầu thay thế cho bảng vẽ tay. Nhiếp ảnh gia nhận xét rằng Hà Nội thay đổi nhiều trong thời kỳ đổi mới, ôtô và xe máy dần thay thế xe đạp, đèn neon thay thế đèn dầu, nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên, đường phố ồn ào và khách du lịch trở nên phổ biến hơn
Bên ngoài nhà số 143 và 145 Hàng Bạc, năm 1995
Cửa hàng sửa chữa điện ở số 103 Hàng Bông, năm 1995
Tiệm may ở số 35 Hàng Trống, năm 1995
- Dư 20 triệu một tháng không "mơ" mua được nhà đất thành phố
- Cô gái Thái Lan ôm bụng bầu bán bánh tráng ở Phú Quốc bất ngờ nhận tin buồn, nhiều người xót xa
- Những người phụ nữ lấy được chồng tài giỏi đều có chung những đặc điểm sau
- Hà Giang: Nuôi thứ chim khổng lồ “nói không với bay nhảy”, anh nông dân cứ bán 1 con thu hàng chục triệu
- Về già, cha mẹ khôn ngoan không ai nói 3 lời này với con cái, nhất là câu đầu tiên